xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vùng "nhận chìm" không phải biển chết

Kỳ Nam - Lê Trường

Kết quả khảo sát của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy đây vùng biển cho phép nhận chìm chất nạo vét là vùng đáy mềm, bùn cát, có sinh vật sống

Viện Hải dương học Nha Trang vừa công bố kết quả sơ bộ sau chuyến khảo sát, đánh giá hiện trạng tại khu vực biển dự kiến nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét làm cảng của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 thuộc vùng biển Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Bốn nhóm sinh vật sống

PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho biết theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hải dương học Nha Trang (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã có 4 ngày tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng khu vực biển dự kiến nhận chìm gần 1 triệu m3 vật chất, từ ngày 18 đến 21-7.

Kết quả sơ bộ thu được như sau: Thứ nhất, bằng phương pháp đo sâu hồi âm và định vị vệ tinh đã cho kết quả địa hình đáy khu vực dự kiến nhận chìm (30 ha) khá bằng phẳng, với độ sâu -35 m đến -36,8 m. Thứ hai, kết quả phân tích sơ bộ trầm tích thu bằng cuốc lấy mẫu "petite ponar" của Mỹ tại 9 điểm trong khu vực cho thấy thành phần vật liệu trầm tích đáy biển chủ yếu là cát mịn, màu xám đen, rất ít vỏ vụn xác sinh vật. Thứ ba, bằng sự hỗ trợ của thiết bị lặn SCUBA và thiết bị chuyên dụng, việc quay video sinh cảnh nền đáy đã được tiến hành tại 5 khu vực.

Vùng nhận chìm không phải biển chết - Ảnh 1.

Thu các vật mẫu dưới đáy biển dự kiến nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. (Ảnh cắt từ clip)

Qua việc xử lý tư liệu cho thấy đây là sinh cảnh đáy mềm khá nghèo sinh vật đáy kích thước lớn với ghi nhận một số ít bụi rong, cua ký cư, ốc, huệ biển, không phát hiện san hô và cỏ biển. Ngoài ra, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mẫu sinh vật đáy trong trầm tích và ghi nhận một mẫu với kích thước nhỏ của loài móng tay - đối tượng được khai thác làm thực phẩm.

PGS-TS Nguyễn Tác An - nguyên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình hải dương học liên Chính phủ của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang - nhận định kết quả khảo sát, điều tra vùng biển dự kiến nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét của Viện Hải dương học Nha Trang là khách quan, dữ liệu khoa học thu được hết sức quan trọng, phản ánh đúng thực trạng trong thời điểm hiện nay. "Kết quả này cho thấy đây là vùng đáy mềm, bùn cát, có sinh vật sống, khác với giấy phép nói là vùng cát. Ban đầu, Viện Hải dương học Nha Trang đã phát hiện 4 nhóm sinh vật, chứng tỏ đây không phải là vùng biển chết mà là vùng biển có sự sống" - ông An nhấn mạnh.

Sao không dùng phương án khác?

Về việc vùng biển dự kiến nhận chìm không tìm thấy san hô, ông An lý giải: "San hô chỉ ở vùng đáy cứng nhưng không phải nó quyết định tất cả. San hô rất quan trọng nhưng toàn bộ đại dương này nó chiếm chưa đến 0,9% diện tích. San hô ở nơi vùng đáy cứng như Hòn Cau; không bao giờ mọc ở vùng đáy mềm, đáy bùn nhưng mà vùng biển có sự sống là rất quan trọng. Do đó, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống. Điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang là bằng chứng khẳng định rằng không nên đổ bùn cát vào đấy. Cần dừng dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 cát bùn của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và tổ chức khảo sát, điều tra thêm một cách toàn diện".

Theo PGS-TS Nguyễn Tác An, hiện có 10 vấn đề mà dư luận đang thắc mắc như: chưa điều tra, tham vấn ý kiến người dân địa phương để hiểu họ muốn gì; các tài liệu, thông số đưa ra chưa đáng tin cậy; nguy cơ gây ô nhiễm tác động tích lũy vì vùng ven biển hết sức nhạy cảm; dễ tổn thương đến Khu Bảo tồn biển Hòn Cau; tại sao phải nhận chìm mà không xử lý bằng phương án khác? Nhiệt điện ô nhiễm nhưng có đến 4 dự án ở đây... "Cơ quan chức năng phải cẩn trọng, vấn đề gì chưa chắc chắn, còn áy náy thì tạm dừng để giải quyết, khi chưa giải quyết xong thì chưa nên thực hiện" - ông An khuyến cáo.

Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho rằng cần tính toán lại để không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nước đó. Chủ đầu tư muốn đổ gần nhất để có chi phí ít. Đem đi đổ cách 100 hải lý ở vùng biển ít ảnh hưởng hơn, vẫn là đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sao chủ đầu tư không làm mà cứ phải 10 hải lý? "Bùn cát đổ ra biển thì đơn giản, chẳng tốn gì cả. Chủ đầu tư muốn lợi cho mình như vậy là không được" - ông Lăng nói.

Đề nghị dùng san lấp mặt bằng

Về phía tỉnh Bình Thuận, địa phương này đã có văn bản đề nghị trung ương xem xét, chỉ đạo, nghiên cứu phương án sử dụng vật chất nạo vét để san lấp mặt bằng làm các công trình lấn biển. Tỉnh Bình Thuận sẽ khảo sát, chọn và đề xuất các bộ, ngành chức năng vị trí sử dụng vật chất nạo vét khi làm cầu cảng, vũng quay tàu phục vụ dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo