xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xe máy TP HCM sắp đóng phí sử dụng đường bộ

Theo MINH PHONG (Pháp Luật TP HCM)

Dự kiến từ 1-1-2015, mỗi xe máy phải đóng phí sử dụng đường bộ từ 50.000 đến 150.000 đồng/năm, tùy theo dung tích xi lanh. Nếu không đóng phí có thể bị phạt gấp ba lần.

Ngày 30-10, nhiều quận/huyện ở TP.HCM cho biết đã nhận được đề án thu phí sử dụng đường bộ do Sở GTVT xây dựng. Sở GTVT đề nghị các địa phương hoàn tất việc góp ý trước ngày 11-11 để đơn vị tổng hợp, hoàn chỉnh đề án.

Xe máy đóng thêm phí mới

Hiện hầu hết các tỉnh, thành đã tổ chức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy, riêng TP.HCM là địa phương hiếm hoi (cùng Thái Bình, đã có nghị quyết thu từ đầu năm 2015) vẫn đang hoàn chỉnh đề án.

Nếu tính luôn phí sử dụng đường bộ thì mô tô, xe máy phải chịu năm loại (xem thêm trong box) thuế, phí và lệ phí. Do vậy, Sở GTVT cho rằng việc áp dụng mức thu phí cho đầu xe máy cần được xem xét kỹ nhằm tránh gây thêm gánh nặng cho người dân. “Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch lớn về điều kiện kinh tế giữa các chủ xe máy có dung tích đến 100 cm³ và trên 100 cm³. Cụ thể, phần lớn những xe có dung tích đến 100 cm³ thuộc về những người dân có thu nhập thấp. Cho nên để giảm thiểu ảnh hưởng đến đời sống người dân nghèo, mức thu phí sử dụng đường bộ đề xuất với chủ xe máy có dung tích ≤100 cm³ chỉ 50.000 đồng/năm. Ngược lại, các loại xe trên 175 cm³ chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành rất cao nên mức thu đề xuất với nhóm xe này là 150.000 đồng/năm. Thậm chí tỉnh Bình Dương và Cần Thơ đã kiến nghị tăng phí với nhóm xe này” - một thành viên ban soạn thảo đề án giải thích.

TP.HCM là địa phương hiếm hoi chưa ra nghị quyết thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy. Ảnh: MP

TP.HCM là địa phương hiếm hoi chưa ra nghị quyết thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy. Ảnh: MP

Ngoài ra, Sở GTVT còn đề nghị bổ sung những người có công với cách mạng và thân nhân của họ vào diện được miễn phí nhằm đảm bảo các điều kiện an sinh xã hội. Theo thống kê, các gia đình chính sách và hộ nghèo trên địa bàn TP có gần 106.700 xe máy.

Không đóng bị phạt gấp ba lần

“Lẽ ra việc thu phí sử dụng đường bộ với xe máy phải được thực hiện từ đầu năm 2013. Song do việc triển khai chậm nên kiến nghị không “hồi tố”, thu phí các năm 2013, 2014 mà chỉ thu từ năm 2015 trở về sau” - Sở GTVT cho hay.

Về phương pháp thu, Sở GTVT đề nghị các quận/huyện hướng dẫn đến tận phường/xã và giao cho tổ dân phố đến từng nhà phát mẫu kê khai để UBND phường/xã lập danh sách, phát hành biên lai giao lại cho người dân. Dự kiến từ đầu năm 2015 sẽ bắt đầu đề nghị người dân kê khai, nộp phí. Những xe đã có từ trước ngày 1-1-2015 thì người dân sẽ kê khai, nộp phí cho cả năm. Với những xe được mua sau ngày 1-1-2015, việc kê khai, nộp phí sẽ tùy thuộc vào thời điểm có xe. Cụ thể, nếu xe được mua từ ngày 1-1 đến 30-6 hằng năm thì trước ngày 31-7 của năm phát sinh phải kê khai, nộp 1/2 mức thu của cả năm. Nếu xe được mua từ ngày 1-7 đến 31-12 hằng năm thì chủ xe không phải nộp phí cho thời gian còn lại của năm này mà chỉ phải kê khai, nộp phí từ đầu năm kế tiếp.

img

Theo một thành viên ban soạn thảo đề án, qua tham khảo việc thu phí ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước cho thấy không địa phương nào đảm bảo thu đủ 100%, vì thế biện pháp chế tài như thế nào đối với những người không đóng phí cũng đang được cân nhắc.

“Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm giao thông không giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt cho TTGT hay CSGT nên các lực lượng này không có quyền yêu cầu người dân xuất trình chứng từ nộp phí. Tuy vậy, theo Nghị định 109/2013 thì chủ tịch UBND phường/xã được quyền xử phạt những người không nộp phí ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền 1-3 lần số phí trốn nộp” - vị này cho hay.

 

Thêm nguồn thu cho cầu, đường

Theo thống kê của các quận/huyện, trong số 3,4 triệu xe máy thuộc diện phải đóng phí có 502.000 chiếc (hơn 15%) có dung tích đến 100 cm³; 2,6 triệu xe (gần 79%) 100-175 cm³ và gần 199.000 xe (6%) trên 175 cm³. Với mức thu đề xuất, dự kiến hằng năm TP.HCM sẽ thu được gần 370 tỉ đồng. Nguồn thu này được các phường, thị trấn giữ lại tối đa 10% (các xã không quá 20%) để trang trải chi phí thu. Phần còn lại sẽ được dùng để các quận/huyện đầu tư giao thông, duy tu, bảo dưỡng cầu, đường ở địa phương (ước tính mỗi địa phương được hơn 10 tỉ đồng/năm).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo