xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

2 năm, 17 người chết trên tuyến kênh "tử thần" 4.300 tỉ đồng

Tuấn Minh

(NLĐO)- Kênh 4.300 tỉ đồng Bắc sông Chu – Nam sông Mã đã mang lại hiệu quả cực kỳ lớn khi cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp của Thanh Hóa, thế nhưng nó cũng để lại một hệ lụy thấy rõ khi có rất nhiều người chết đuối thương tâm.

Dự án kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã thuộc Dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phê duyệt tại Quyết định số 2542/QĐ-BNN-XD ngày 26-10-2011. Kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã lấy nước từ hồ Cửa Đạt (huyện Thường Xuân), có tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng. Công trình bắt đầu xây dựng vào năm 2011 và đưa vào vận hành năm 2017, phục vụ nước tưới cho hơn 31.000 ha đất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

2 năm, 17 người chết trên tuyến kênh tử thần 4.300 tỉ đồng - Ảnh 1.

Kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã có chiều dài toàn tuyến là 370 km, thế nhưng mới chỉ có 7 km (2 bên) lan can được xây dựng

Ngày 27-12-2020, kênh bất ngờ bị vỡ một đoạn có chiều dài khoảng 70 m (tại thôn Minh Lãi, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) khiến hàng ngàn m3 đất đá tràn theo nước vùi lấp hơn 3,5 ha đất nông nghiệp và 0,5 ha ao cá. Kênh vỡ cũng làm cho việc cấp nước cho 28.000 ha đất vụ Chiêm Xuân của Thanh Hóa bị ngưng trệ. Đến ngày 5-1, kênh đã được khắc phục tạm thời để cung cấp nước trở lại cho người dân kịp gieo trồng.

Qua sự cố vỡ kênh, phóng viên đã được người dân các huyện Ngọc Lặc, Thường Xuân và Thọ Xuân (Thanh Hóa) có ý kiến rất nhiều về việc tuyến kênh này chảy qua địa bàn nhưng hầu như không có lan can bảo vệ 2 bên dẫn tới việc nhiều người dân ra kênh lấy nước, tắm rửa, hay đi ngang qua kênh chẳng may gặp nạn chết đuối thương tâm.

"Con kênh này chẳng khác gì kênh "tử thần", nếu rơi xuống, khả năng chết rất cao, vì kênh được thiết kế cao chừng hơn 2-3 m, vát hình phễu, 2 bờ kênh trơn trượt, các bậc lên xuống rất ít và được làm cách xa nhau. Nếu gặp thời điểm nước lớn, chảy xiết người dân không may gặp nạn (phụ nữ, trẻ em) thì nguy cơ chết đuối rất cao. Xã tôi đã có một số trường hợp chết đuối trên con kênh này"- một người dân xã Nguyệt Ấn cho hay.

2 năm, 17 người chết trên tuyến kênh tử thần 4.300 tỉ đồng - Ảnh 2.

Kênh rất rộng và sâu nhưng lại có rất ít các điểm lên xuống

Thực tế tại tuyến kênh này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những phản ánh của người dân là có cơ sở. Ngoài việc kênh sâu, 2 bên bờ kênh trơn trượt, bậc lên xuống ít, kênh hầu hết không hề có lan can bảo vệ 2 bên kênh, trong khi đó đường dân sinh đi lại đều chạy song song với tuyến kênh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại 3 huyện Thường Xuân, Thọ Xuân và Ngọc Lặc, từ năm 2018 đến nay đã có 17 trường hợp tử vong trên con kênh "tử thần" này. Đáng chú ý, chỉ trong vòng hơn 1 tháng (tháng 5 và 6-2019) trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã có tới 4 người chết đuối trên kênh.

"Vào khoảng 4 giờ ngày 13-6-2019, ở xã tôi có bà Lê Thị Th. (SN 1969; ngụ xã Thọ Lập) đang trên đường đi cấy đã không may sảy chân, rơi cả người lẫn xe đạp xuống kênh và bị đuối nước. Đến ngày 14-6, người dân xã Xuân Yên (Thọ Xuân) lại phát hiện 1 người đàn ông xã bên chết trên kênh này. Con kênh này thực sự rất nguy hiểm nếu không có lan can bảo vệ"- ông Trịnh Minh Đăng (xã Xuân Yên) cho hay.

2 năm, 17 người chết trên tuyến kênh tử thần 4.300 tỉ đồng - Ảnh 3.

Kênh đi qua rất nhiều khu dân cư, thế nhưng hầu hết đều không có lan can, biển cảnh báo

Báo cáo của UBND huyện Ngọc Lặc gửi UBND tỉnh Thanh Hóa cho thấy, chỉ tính từ năm 2018 đến tháng 9-2020, tại huyện này đã có 9 người chết đuối dưới kênh. Báo cáo nêu: Tuyến kênh đi qua địa bàn khu dân cư đa phần là kênh hở, lưu tốc dòng chảy lớn, được kiên cố hóa bằng bêtông, mái kênh dốc, độ sâu nước trên kênh bình quân khoảng 3 m nhưng không có lan can hàng rào bảo vệ nên hằng năm đã xảy ra tình trạng người dân đi lại gặp nạn rơi xuống kênh chết đuối.

Còn tại huyện Thường Xuân, tính đến tháng 9-2020, huyện đã có 4 người chết đuối dưới tuyến kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã. Báo cáo của 2 huyện này cũng cho biết có rất nhiều trường hợp rơi xuống kênh nhưng may mắn được cứu vớt, nhiều gia súc, gia cầm của dân cũng rơi xuống kênh chết đuối hoặc bị cuốn trôi.

Một lãnh đạo Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 3, đơn vị đầu tư, quản lý, vận hành tuyến kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã thừa nhận, dự án kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã ban đầu không có hạng mục lan can, hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, khi nhận được báo cáo của các huyện, ban này đã có đề xuất với Bộ NN-PTNT lập dự án xây dựng hệ thống lan can, rào chắn tại các nơi kênh hở đi qua khu dân cư.

2 năm, 17 người chết trên tuyến kênh tử thần 4.300 tỉ đồng - Ảnh 4.

Người dân phải buộc các lốp xe cũ lại với nhau thả xuống kênh để người gặp nạn có chỗ bấu víu

"Hiện 2 bên kênh chính (16 km) chúng tôi đã xây dựng được 7 km lan can bảo vệ 2 bên, còn suốt chiều dài toàn kênh những 370 km, trong đó đoạn Nam sông Mã thuộc Công ty thủy nông sông chu quản lý, vận hành"- lãnh đạo Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 3, thông tin.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo