xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

20 năm, 10.800 người thiệt mạng vì thiên tai

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Trong 20 năm qua, thiên tai đã làm chết, mất tích khoảng 10.800 người; thiệt hại bình quân mỗi năm khoảng 20.000 tỉ đồng

Tại hội thảo thảm họa thiên tai lũ ống, lũ quét và các giải pháp phòng ngừa, ứng phó, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức mới đây, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), cho biết trong năm 2016, thiên tai đã gây tổng thiệt hại gần 40.000 tỉ đồng.

Theo báo cáo tại hội thảo, từ đầu năm 2017 đến nay, thiệt hại từ thiên tai cũng xấp xỉ 50% của năm 2016. "Tính chung trong 20 năm gần đây, thiên tai đã làm chết, mất tích khoảng 10.800 người. Thiệt hại về GDP bình quân hằng năm 20.000 tỉ đồng (chiếm 1%-1,5% GDP)" - ông Hoài nhấn mạnh.

Yên Bái là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại do mưa lớn, lũ quét gây ra. Suốt từ đầu tháng 6-2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn xuất hiện mưa lớn kéo dài gây ra lũ, lũ quét, sạt lở tại nhiều huyện, thị xã. Đặc biệt, trong đêm 2-8, rạng sáng 3-8 vừa qua, do mưa lớn tại khu vực trung tâm huyện Mù Cang Chải và các xã lân cận, đã xảy ra lũ quét làm 8 người chết, 6 người mất tích và bị thương 9 người. Tổng số thiệt hại về tài sản ước tính trên 546 tỉ đồng. Qua khảo sát hơn 700.000 hộ dân vùng núi, dân tộc thiểu số, có đến hơn 36.000 hộ có chỗ ở kém an toàn, gần 1.700 hộ cần di dời khẩn cấp.

20 năm, 10.800 người thiệt mạng vì thiên tai - Ảnh 1.

Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản do lũ quét gây ra hồi đầu tháng 8-2017

Theo ông Trần Quang Hoài, tính đến tháng 5-2017, đã có 63/63 tỉnh, thành xây dựng và triển khai đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng". Tuy nhiên, hạn chế hiện nay là thiếu kinh phí để triển khai đề án tại địa phương và nhận thức cộng đồng chưa cao.

Tính đến tháng 9-2017, có 79 trạm đo mưa chuyên dùng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc đến Hà Tĩnh được xây dựng. Tuy nhiên, độ chính xác của bản tin dự báo, cảnh báo còn hạn chế. Số lượng các trạm đo chuyên dùng còn rất ít, mật độ thưa.

Tham dự hội thảo, ông Junichiro Kurokawa, Cục trưởng Cục Quản lý sông ngòi và Phòng chống thiên tai Nhật Bản, cho rằng hoạt động đầu tư các cơ sở phòng chống thiên tai rất quan trọng. Bên cạnh đó là tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong phòng chống thiên tai, phục hồi, đưa ra các cảnh báo sớm. Khi xem xét các giải pháp cần tích lũy thông tin về mực nước sông ngòi, lượng mưa và vận dụng nó trong các giải pháp khoa học để cảnh báo sớm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng cho rằng công tác phòng chống thiên tai rất cần sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành, địa phương. Trong thời gian tới cần tăng cường công tác dự báo, cảnh báo; trong đó ưu tiên thực hiện các hoạt động đo mưa, cắm mốc cảnh báo; xây dựng bản đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất với tỉ lệ chi tiết. Cần gắn liền với việc cơ cấu lại nơi ở, kết hợp sinh kế bền vững gắn với bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại một số khu vực trọng yếu.

Bên cạnh đó là sự kết hợp giữa nhà nước và khối tư nhân, đặc biệt phải xác định khoa học công nghệ là hoạt động cấp thiết, hàng đầu trong việc nhận diện và ngăn ngừa được các chuyển biến bất lợi của thiên tai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo