xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

7.000 tỉ đồng rồi sao nữa...

TS Phạm Sanh

Sau hàng loạt tai nạn đường sắt xảy ra, thông tin ngành đường sắt phải mời chuyên gia Trung Quốc (TQ) sang tháo gỡ một số vấn đề của dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - Sài Gòn tuyến đường sắt Thống Nhất (dự án VSG), không khỏi dấy lên nhiều lo ngại.

Dự án VSG được đầu tư với mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác, an toàn chạy tàu. Dự án vay vốn ODA của TQ, được thực hiện bởi các nhà thầu TQ theo hình thức hợp đồng EPC. Dự án không chỉ phức tạp về công nghệ, mà còn có quy mô vốn rất lớn, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 2.423 tỉ đồng (tăng gần 200%). Tiến độ chậm đến 7 năm, nhưng khi đưa vào khai thác sử dụng, công nghệ không chỉ ở mức trung bình (vận tốc dưới 120 km/giờ, số toa tàu nhỏ hơn 13…) mà còn gặp nhiều trục trặc lớn về điều độ nối kết, nhiều khi phải điều khiển thủ công, đặc biệt gây ra liên tục nhiều sự cố nguy hiểm khi các tàu vào ga trên đường sắt đơn.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng đã có đợt kiểm tra kéo dài 2 tháng trong năm 2014, phân tích đánh giá tồn tại từ kết quả thực hiện đầu tư cho đến công nghệ thiết bị của cả 3 dự án đường sắt (dự án 3+1, dự án VSG và dự án HNV). Rất tiếc, kết quả kiểm tra này không khắc phục triệt để về lỗi công nghệ trong nghiệm thu đưa vào sử dụng và bảo hành, bảo trì khai thác thực tế và ít nhắc đến lỗi do công nghệ và thiết bị kỹ thuật.

Dự án có tính chất chuyển giao công nghệ muốn thành công bền vững, đòi hỏi một môi trường thuận lợi về nhiều mặt, bao gồm: điều kiện kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển ngành, trình độ năng lực của con người, cơ chế để lựa chọn và sử dụng công nghệ, khung pháp lý, quy chuẩn và tiêu chuẩn, nghiên cứu phát triển công nghệ, các giải pháp để giải quyết các vấn đề tranh chấp… Quan trọng nhất là yếu tố con người lãnh đạo và năng lực quản lý dự án, không phải chỉ tập trung và dễ bị "khống chế" bởi nguồn cung cấp tài chính.

Công nghệ trong thời kỳ 4.0 vừa cạnh tranh, đa dạng, thay đổi nhanh hướng nhiều đến khách hàng, nhưng cũng vừa mang tính độc quyền bắt khách hàng làm "con tin", đặc biệt là các thông tin về chi phí thiết bị thường không minh bạch và rất khó định giá tương đối chính xác theo cách tính toán thông thường. Các dự án công nghệ thường thực hiện dưới hình thức tổng thầu EPC, nếu không nắm rõ cách quản lý dạng hợp đồng này, chủ đầu tư dễ dẫn đến buông lỏng công tác kiểm tra giám sát chất lượng và nghiệm thu. Và nếu không kiểm soát hợp đồng tốt, không chỉ trượt giá vô tội vạ, trách nhiệm bảo hành bảo trì cũng không rõ ràng, như chuyện Ban Quản lý đường sắt phải chịu tốn kém để mời mọc chuyên gia và nhà thầu TQ sang để sửa chữa các lỗi do chính họ gây ra. Việc làm này vừa sai quy định pháp luật đầu tư xây dựng hiện hành vừa nói lên trình độ cán bộ lãnh đạo ngành đường sắt chưa phù hợp.

Ba dự án với tổng vốn khoảng 7.000 tỉ đồng vay ODA để hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt, tuy nhiều nhưng chưa phải là lớn so với khối lượng và trách nhiệm tương lai của ngành đường sắt Việt Nam. Nhưng nếu vẫn cố tình chưa hiểu mình sai gì và hướng khắc phục ra sao, thì quá tệ và trở thành "tội đồ" với tương lai đất nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo