xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Áo mới" cho cầu Long Biên

Phạm Dương

Cây cầu Long Biên trên 100 tuổi bắc qua sông Hồng những ngày này đang "thay áo" khi được các nhóm công nhân đánh gỉ sét, đồng thời sơn phủ lên lớp sơn mới.

Lần gần nhất cầu Long Biên được "tân trang", sơn lại đã cách đây 14 năm. Sau hơn chục năm, dù công tác bảo trì, bảo dưỡng được duy trì thường niên song thời gian đã khiến lớp sơn phủ bị ôxy hóa, bong tróc làm cả cây cầu bị ố màu, hoen gỉ khá nhiều, gây mất mỹ quan, nhất là có nguy cơ dẫn tới mất an toàn.

Việc "thay áo" mới cầu Long Biên diễn ra từ trung tuần tháng 9 vừa qua, dự kiến hoàn thành trong tháng 11 tới.

Đợt bảo dưỡng quy mô với cầu Long Biên được dư luận, nhất là giới văn hóa và du lịch, quan tâm bởi đây không đơn thuần chỉ là một công trình giao thông mà còn là di tích lịch sử, văn hóa và phần nào là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Cầu Long Biên khi được khánh thành, đưa vào sử dụng năm 1902 sau hơn 3 năm xây dựng là một trong những công trình lớn nhất thế giới, là một trong 2 cây cầu sắt dài nhất và phức tạp nhất thế giới lúc đó. Trong suốt hơn 80 năm cho tới khi khánh thành cầu Thăng Long năm 1985, cầu Long Biên là cây cầu duy nhất bắc qua sông Hồng. Cầu Long Biên còn trụ vững bất chấp nhiều lần ném bom phá hoại của Mỹ trong chiến tranh.

Áo mới cho cầu Long Biên - Ảnh 1.

Cầu Long Biên hiện tại. Ảnh: NGÔ NHUNG

Sau này, khi thêm nhiều cây cầu lớn hơn, hiện đại hơn bắc qua sông Hồng như Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy và Nhật Tân, cầu Long Biên giảm dần công năng của một công trình giao thông. Hiện chỉ còn đường sắt và 2 làn dành cho xe máy, xe thô sơ lưu thông qua cầu.

Vai trò về giao thông ngày càng giảm trong khi cầu cũng ngày một xuống cấp, đã có những ý kiến về việc phá bỏ cầu Long Biên, thay vào đó một cây cầu hiện đại. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị dư luận, nhiều ngành, giới phản ứng. TP Hà Nội cùng các cơ quan hữu quan đã đi tới quyết định bảo tồn lâu dài cầu Long Biên.

Tuy nhiên, thay vì giữ lại công năng chính là giao thông, cầu Long Biên được hướng tới như là một di tích lịch sử, công trình văn hóa, mang tính biểu trưng của thủ đô Hà Nội. Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery trong cuộc gặp Chủ tịch UBND TP Hà Nội hồi tháng 4-2021 đã cho rằng dự án cải tạo, bảo tồn cầu Long Biên là dự án mang tính biểu trưng rất cao, do đó phía Pháp mong muốn được tham gia tích cực vào dự án này.

Cũng đã có nhiều ý tưởng, phương án bảo tồn và phát triển cầu Long Biên được đưa ra với định hướng chung là mong muốn biến cây cầu gần 120 năm tuổi này thành một di tích lịch sử, công trình văn hóa, một điểm đến của du lịch, không chỉ của thủ đô mà của cả nước.

Cầu Long Biên được "thay áo mới", song nhìn xa và rộng hơn, cần làm sao để bảo tồn, phát triển hiệu quả công trình mà có những ý kiến cho rằng là "của hiếm" này thành một điểm nhấn, điểm đến của Hà Nội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo