xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào

Hồng Ánh - Kỳ Nam - Đình Thi

(NLĐO) - Dù bão số 14 đã giảm còn áp thấp nhiệt đới nhưng vẫn còn rất nguy hiểm. Dự báo các tỉnh Nam Trung Bộ sẽ có mưa trên diện rộng * Bình Thuận nhiều nơi mưa lớn, 12 hồ đập xả lũ

Bão số 14 đã giảm còn áp thấp nhiệt đới trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận với sức gió giật cấp 8.

Tuy nhiên, áp thấp nhiệt đới vẫn còn gây nguy hiểm cho các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ gây mưa trên diện rộng.

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 1.

Tỉnh Phú Yên mưa bắt đầu khoảng 2 giờ nay

Tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa  lúc 2 giờ sáng nay (19-11) mưa đã nặng hạt và lớn hơn cho đến thời điểm này.

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 2.

Đến 7 giờ sáng, mưa đã nặng hạt hơn

Sáng cùng ngày, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ cho biết Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 14, kết hợp không khí lạnh tăng cường mạnh, nên buổi sáng toàn tỉnh có mưa vừa, mưa to. Tổng lượng mưa phố biến từ 30-60 mm. Chiều cùng ngày, toàn tỉnh có mưa rào rải rác phổ biến 20-40 mm.

Theo dự báo, nước trên sông Cái (Nha Trang) đến 19 giờ ngày 19-11 là 6,5 m, sông Dinh (Ninh Hòa) 3,85 m, cả 2 sông đều dưới báo động 1. Đến sáng 20-11, mực nước các sông tiếp tục lên. Cụ thể sông Cái là 8 m, chạm ngưỡng báo động 1; sông Dinh  4,8 m, mức báo động 2.

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 3.

Theo Chi cục Thủy lợi Khánh Hòa, sáng 19-11, trong số 19 hồ chứa nước trên toàn tỉnh, 15 hồ tiếp tục tiến hành xả điều tiết. Mức xả phổ biến dưới 10 m3/giây. Một số hồ có mức xả lớn hơn như hồ Cam Ranh 32,85 m3/giây, hồ Tà Rục 16,34 m3/giây…

Với lượng mưa, mực nước trên các sông và hoạt động xả điều tiết của các hồ chứa nước ở mức vừa phải, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Khánh Hòa cho biết sẽ khó gây ngập lụt ở vùng hạ du.

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 4.

Tàu bè ở Khánh Hòa tập kết, cấm biển

Ông Nguyễn Viết Thuân - Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa - cho biết do chuẩn bị tốt công tác phòng chống bão số 14 nên toàn huyện chưa có thiệt hại gì. Tàu bè của ngư dân được bộ đội tại các đảo hướng dẫn trú tránh nên an toàn về người và tài sản.

Trưa 19-11, tại TP Cam Ranh - nơi dự kiến bão số 14 đổ bộ, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch UBND TP, cho biết từ tối qua, toàn bộ ngư dân trên biển, lồng bè đã được đưa vào bờ. Sáng cùng ngày, TP chỉ có mưa vừa. Người dân thở phào vì bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, chưa gây thiệt hại gì.

Tại TP Nha Trang, từ sáng sớm, người dân đã có tâm lý phòng chống bão. Nhiều cửa hàng, quán ăn đóng cửa. Sau khi biết thông tin bão suy yếu, người dân đổ ra đường thư giãn, khiến các quán cà phê đông nghẹt.

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 5.

Người Khánh Hòa thở phào nhẹ nhõm sau khi nghe tin bão suy yếu

Trước đó, chiều tối 18-11, người dân tích cực đổ cát vào bao tải để chằng giữ nhà cửa. So với bão 12, lần này, người dân đã không còn "nhởn nhơ", chủ quan. Ông Nguyễn Văn Trưởng - ngụ thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, TP Nha Trang - cho biết bão 12 vừa rồi, nhà ông bị tốc mái, vừa mới lợp lại nay nghe bão tiếp nên rất lo sợ. Nhiều người khác dù nhà cửa không bị tốc mái những vẫn đề phòng, mua bao cát về chống bão.

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 6.

Người dân Khánh Hòa đã chủ động hơn trong việc phòng bị

Tại tỉnh Bình Thuận, nhiều người đã bất chấp lệnh cấm du khách và người dân đến gần biển. Hàng trăm người dân và du khách tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) vẫn đổ xô ra tắm biển.

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 7.

Người dân và du khách vô tư tắm biển TP Phan Thiết (Bình Thuận).

Theo một lãnh đạo TP Phan Thiết (Bình Thuận), mặc dù bão đã suy yếu nhưng đơn vị chưa thông báo là biển đã an toàn, nên đông đảo người dân và du khách tắm biển như thế là rất nguy hiểm. Khuyến cáo người dân nên tự ý thức bảo vệ tính mạng trước khi bão tan hẳn.

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 8.

Nhiều người còn bơi ra xa

Anh Văn (một du khách đến từ Kon Tum) cho biết: "Tuy có nghe thông tin về cơn bão số 14 sẽ đổ bộ vào Bình Thuận, chính quyền địa phương cũng tuyên truyền không xuống biển để đảm bảo an toàn nhưng thực tế thời tiết bình thường nên cùng nhóm bạn tập thể dục xong tắm gần bờ cho mát rồi về thôi".

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 9.

Thời tiết tại Bình Thuận vẫn còn đẹp nên rất dễ chủ quan

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 10.

Anh Vinh, nhân viên trật tự về sinh tại bãi biển Đồi Dương, TP Phan Thiết (Bình Thuận), cho biết: "Thấy nước biển có màu đục và sóng hơi lớn, chúng tôi có khuyến cáo nhưng người dân và du khách vẫn thản nhiên tắm. Đông người quá mà, chúng tôi nói có người nghe, người không nghe, giờ biết làm sao được".  

Trong khi đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn hỏa tốc gởi các đơn vị liên quan yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lũ. UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN-PTNT cùng các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra an toàn hồ chứa, theo dõi chỉ đạo, vận hành hồ theo đúng quy trình, thông báo xả lũ và tiến hành xả trước một số hồ chứa có nguy cơ mực dâng cao mất an toàn (lưu lượng xả 30 – 70 m3/giây) như: Sông Phan Dũng, Lòng Sông, Sông Quao, Suối Đá, Ba Bầu, Sông Dinh 3, Núi Đất...

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 11.

Sáng 19-11, tỉnh Bình Thuận xuất hiện mưa lớn nhiều nơi.

Bình Thuận tiếp tục thực hiện nghiêm lệnh cấm tàu thuyền, phương tiện ra khơi. UBND tỉnh yêu cầu thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn, nhất là tại các cửa sông, lồng bè ràng buộc chắc chắn, hạn chế thiệt hại tại nơi neo đậu. Kiên quyết không cho người dân ở lại trên tàu thuyền, lồng bè; đồng thời đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu cửa sông khi nước lũ tràn về, chảy xiết...

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 12.

Biển quảng cáo tại thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc bị gió quật ngã chiều tối 18-11.

Các địa phương triển khai ngay phương án phòng lũ, di dời, sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm. Các địa phương miền núi chuyển trọng tâm sang phòng chống lũ, ngập úng, sạt lở, bảo vệ sản xuất và bảo vệ nhân dân ven sông.

Bão số 14 thành áp thấp nhiệt đới, người dân thở phào - Ảnh 13.

Công điện khẩn ngày 19-11, tiếp tục nghiêm cấm các tàu thuyền ra khơi.

Theo ghi nhận, đến sáng 19-11, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra sự cố thiên tai nào. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Thuận thông báo do mưa lớn kết hợp xả lũ của 12 hồ chứa, trên các sông khu vực tỉnh Bình Thuận, các địa phương và người dân cần đề phòng lũ lớn, lũ quét, ngập úng và sạt lở đất để tránh thiệt hại tối đa về người và hoa màu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo