xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất bình về một số "con sâu" trong báo giới

VĂN DUẨN thực hiện

Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhấn mạnh: Trong khi báo chí cả nước đang thực hiện nhiều nhiệm vụ cao cả thì trong giới lại có một số cá nhân vi phạm về đạo đức và pháp luật, cần phải bị lên án và nghiêm trị

* Phóng viên: Thưa nhà báo Hồ Quang Lợi, gần đây có một số phóng viên, cộng tác viên ở vài cơ quan báo chí vi phạm pháp luật; nhũng nhiễu, tống tiền các tổ chức, cá nhân. Ông nghĩ gì về hiện tượng này?

- Nhà báo HỒ QUANG LỢI: Trước hết, phải nói rằng vào thời điểm hiện nay, báo chí đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức, đồng lòng để chống đại dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt nghiêm trọng là ở TP HCM, Bình Dương và các tỉnh, thành phía Nam.

Dư luận xã hội đánh giá rất cao vai trò quan trọng và hiệu quả to lớn của báo chí trong cuộc chiến này. Bản thân tôi rất xúc động và cảm phục khi thấy đội ngũ của chúng ta gồm nhiều nhà báo ở tất cả loại hình báo chí đã và đang dấn thân vào tâm dịch, sát cánh với các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Nhiều nhà báo đã trở thành F0 nhưng các đồng nghiệp khác vẫn không ngại gian khổ, hiểm nguy, tiếp tục lao vào tâm dịch để làm nhiệm vụ. Đây là tinh thần quả cảm, cống hiến hết sức đáng quý. Chúng ta tự hào về những đội ngũ những người làm báo như thế.

Tôi nghĩ, lúc này lực lượng báo chí cần phát huy hơn nữa vai trò hết sức quan trọng của mình trong việc xây đắp niềm tin của xã hội vào thời điểm dịch bệnh đang hoành hành. Đó là niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước; niềm tin vào ý chí, quyết tâm và các biện pháp phòng chống dịch hiện nay; niềm tin vào tinh thần đoàn kết, những giá trị tốt đẹp, nhân văn, nhân ái trong xã hội chúng ta.

Ngày 1-8, trong thư gửi các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ngợi khen, đánh giá cao "những anh chị em nhà báo không ngại lây lan, hiểm nguy vào giữa tâm dịch để viết tin, bài". Trong khi báo chí đang làm nhiệm vụ cao cả như vậy thì trong giới lại có những cá nhân vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí như phóng viên vừa nêu trong câu hỏi, đó là điều không thể chấp nhận được. Dư luận xã hội và những người làm báo chân chính hết sức bất bình về những vi phạm này.

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam khi nhận được những thông tin vi phạm đạo đức nghề nghiệp như thế đã ngay lập tức giao nhiệm vụ cho Ban Kiểm tra - Hội Nhà báo Việt Nam khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng ở các tỉnh, thành (nơi xảy ra vụ việc đó) nhanh chóng xác minh, làm rõ; nếu có sai phạm thì phải xử lý thật nghiêm minh.

Bất bình về một số con sâu trong báo giới - Ảnh 1.

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam - Ảnh: Quốc Tuấn

* Theo ông, vì sao xảy ra những vụ việc như vậy?

- Có 4 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, một số cơ quan báo chí, mà ở đây là Ban Biên tập và cấp ủy, chưa thực sự coi trọng vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo gắn liền với đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Thứ hai, có một bộ phận những người làm báo chưa tự giác rèn luyện phẩm chất, thiếu tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp. Họ không vượt qua được cám dỗ và vật chất; có hiện tượng kéo nhau "đánh hội đồng", rình rập, bới móc, đe dọa để phục vụ "lợi ích nhóm". Thứ ba, một số cơ quan báo chí đang gặp khó khăn; có tình trạng khoán doanh thu, khoán quảng cáo cho phóng viên nên phóng viên đi làm nghiệp vụ thì ít mà làm kinh tế thì nhiều. Thứ tư, có tình trạng người làm báo sử dụng mạng xã hội không đúng đắn, không bám sát các quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, từ đó nảy sinh tiêu cực.

Trong số 4 nguyên nhân đó, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, tựu lại 2 điểm: Một là, quản lý của cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo đối với phóng viên, hội viên của mình. Qua theo dõi cho thấy phần lớn những vụ vi phạm là ở những người chưa có thẻ nhà báo, mới chỉ là người thử việc. Bên cạnh đó, tình trạng quản lý lỏng lẻo lực lượng cộng tác viên của các cơ quan thường trú, văn phòng đại diện, từ đó phát sinh nhiều tiêu cực, sai phạm. Khi vụ việc xảy ra thì các cơ quan báo chí thường cắt hợp đồng hoặc báo cáo đây không phải là phóng viên mà chỉ là cộng tác viên. Thứ hai, bản thân phóng viên, cộng tác viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và có sự suy thoái đạo đức, từ đó dẫn đến làm nghề không chính trực. 

Siết quản lý, thường xuyên tự tu dưỡng

Để chấn chỉnh, ngăn chặn những sai phạm trong hoạt động báo chí, các cơ quan báo chí phải thực hiện nghiêm Quyết định số 979/QĐ-HNBVN của Hội Nhà báo Việt Nam nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát. Quán triệt "10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam" và "Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam". Đồng thời, phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, cảnh báo kịp thời các dấu hiệu sai phạm, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm nghiêm trọng.

Còn đối với người làm báo, tôi nghĩ việc tự học, tự rèn là quá trình không bao giờ được ngừng lại. Tôi xin nhấn mạnh tính chính trực trong nghề nghiệp là vô cùng quan trọng. Khi người làm báo không chính trực thì chắc chắn ngòi bút sẽ bị bẻ cong. Phục vụ lợi ích của cộng đồng, đất nước, nhân dân là lý tưởng cao quý của nghề báo. Một khi người làm báo không nhận thức được sâu sắc điều đó mà chỉ coi nghề báo chỉ đơn thuần là nghề để mưu sinh, thậm chí dùng ngòi bút để trục lợi, đó chính là cạm bẫy đáng sợ nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo