xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bình Định lại kiến nghị thu hồi cảng Quy Nhơn về cho Nhà nước

Bài và ảnh: Đức Anh

(NLĐO) – Làm việc với đoàn công tác của Trung ương Đảng do ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - dẫn đầu, Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đều kiến nghị thu hồi cảng Quy Nhơn về cho Nhà nước.

Sáng 4-7, đoàn công tác của Trung ương Đảng do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, dẫn đầu đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Bình Định.

Tại buổi làm việc, ông Hồ Quốc Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã báo cáo tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Cụ thể, tổng sản phẩm địa phương năm 2016 tăng 6,57%, năm 2017 tăng 6,72% và tháng 6 đầu năm 2018 tăng 6,63%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,3% vào năm 2018; kim ngạch xuất khẩu 9,3%; tổng thu ngân sách đạt 58,5%; khách du lịch đến tỉnh đạt 2,1 triệu lượt.

Bình Định lại kiến nghị thu hồi cảng Quy Nhơn về cho Nhà nước - Ảnh 1.

Quang cảng buổi làm việc giữa Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng đoàn công tác và Tỉnh ủy Bình Định

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bình Định còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, nhiều chỉ tiêu phát triển đạt ở mức trung bình của cả nước, tỉ lệ hộ nghèo cao; địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai hạn hán, lũ lụt; hệ thống giao thông kết nối giữa QL 1A và QL 19 với sân bay, cảng biển, Khu Kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ; chưa có nhiều doanh nghiệp lớn, sản phẩm mang tính quốc gia…

Ông Hồ Quốc Dũng cho biết cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, rất có ý nghĩa chiến lược an ninh quốc phòng. Trong kháng chiến chống Mỹ, cảng có vai trò rất lớn an ninh quốc phòng. Cảng luôn đóng vai trò quan trọng đối với quốc phòng – an ninh, là hành lang Đông - Tây (nối từ Myanmar ra biển Đông) trong giao thương quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cổ phần hóa (CPH) tại cảng Quy Nhơn đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra toàn diện để phát hiện, làm rõ sai phạm và đề xuất xử lý theo quy định. Việc CPH tại cảng Quy Nhơn đã "lọt" vào tay tư nhân, địa phương này lúng túng, mất kiểm soát.

Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, để ổn định tình hình và phát huy lợi thế đặc biệt của cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tha thiết đề nghị Thường trực Ban Bí thư quan tâm xem xét, chỉ đạo Chính phủ cho cơ chế về thẩm quyền quản lý của địa phương đối với cảng Quy Nhơn theo hướng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Tỉnh Bình Định đề nghị, giao Ban Kinh tế Trung ương, Bộ GTVT chủ trì cùng với tỉnh Bình Định xem xét việc quy hoạch xây dựng, mở rộng quy mô theo hướng phát triển dịch vụ cảng – logistics (bao gồm xây dựng cảng mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng hiện có); nghiên cứu cơ chế hợp tác công – tư trong đầu tư nâng cấp, quản lý, khai thác cụm cảng Quy Nhơn (gồm nhiều cảng thành viên) để kết nối với hạ tầng các lĩnh vực giao thông thúc đẩy phát triển logistics cấp vùng.

Bình Định lại kiến nghị thu hồi cảng Quy Nhơn về cho Nhà nước - Ảnh 2.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng (bên trái) kiến nghị Trung ương Đảng thu hồi cảng Quy Nhơn về cho Nhà nước quản lý

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng cũng trình bày bức xúc lớn nhất của địa phương tại cảng Quy Nhơn. "Đây là 1 cảng biển có thể sánh hơn cả cảng Đà Nẵng. Bây giờ, cảng Quy Nhơn đang bị CPH, hầu hết thuộc về doanh nghiệp. Việc thuộc về tay tư nhân làm cho tỉnh rất lúng túng, chẳng biết quản lý phát triển như thế nào. Hiện tại, tỉnh muốn phát triển cái gì thì liệu doanh nghiệp họ có đồng ý, phải thông qua họ", Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho hay.

Ông Tùng tha thiết đưa kiến nghị Nhà nước sớm can thiệp quản lý, nắm cổ phần chi phối tại cảng Quy Nhơn. "Không thể CPH thuộc về tay của doanh nghiệp như thế. Điều này ảnh hưởng đến quản lý, yếu tố tài nguyên, yếu tố chiến lược quốc phòng", ông Tùng nói.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã đánh giá cao những kết quả phát triển đột phá về kinh tế - xã hội mà tỉnh Bình Định đã đạt được. Tỉnh Bình Định có rất nhiều tiềm lực để phát triển trên các lĩnh vực. Là nơi đất võ trời văn, dân cần cù, sáng tạo, bất khuất; địa phương cần tập trung vào phát triển hơn nữa với những lợi thế có được.

Qua đó, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng yêu cầu Bình Định cần tập trung phát triển vào 4 trụ cột có tính chất vượt trội của địa phương gồm nông nghiệp, ngư nghiệp công nghệ cao; phát triển dịch vụ cảng – logistics; công nghiệp chế biến, du lịch. Đặc biệt, phát triển ở Bình Định phải trên tổng thế liên kết vùng.

Vấn đề CPH tại cảng Quy Nhơn, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng hết sức quan tâm. "Hiện, vấn đề CPH ở cảng Quy Nhơn đã được Thanh tra Chính phủ vào cuộc, đang chờ kết luận. Đây là công việc cụ thể, việc của Chính phủ cần phải làm sớm, không để bức xúc kéo dài được. Bởi, cảng Quy Nhơn có vị trí rất là quan trọng về kinh tế, quốc phòng an ninh", Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.

Bình Định lại kiến nghị thu hồi cảng Quy Nhơn về cho Nhà nước - Ảnh 3.

Quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn có nhiều bất thường

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, do Cục Đường biển (Bộ GTVT) quản lý. Đến năm 1993, Bộ GTVT quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn. Năm 2009, cảng trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Tháng 7-2013, Vinalines phê duyệt phương án CPH, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP).

Theo đề án tái cấu trúc Vinalines giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước, QNP nằm trong diện Nhà nước (Vinalines đại diện phần vốn) phải nắm giữ 75% vốn điều lệ. Thế nhưng, tháng 6-2015, Vinalines bất ngờ chuyển nhượng đợt 2 với 10,5 triệu CP, tương đương 26,01% tỉ lệ sở hữu QNP cho Công ty CP Đầu tư khoáng sản Hợp Thành. Đến tháng 9-2015, Vinalines tiếp tục bán toàn bộ phần vốn còn lại trong QNP (19,8 triệu CP với tỉ lệ 49%) cho Công ty Hợp Thành, giúp doanh nghiệp này tăng tỉ lệ nắm giữ QNP lên 86,23% với tổng trị giá chỉ 440 tỉ đồng.

Cho rằng vụ mua bán này có dấu hiệu làm thất thoái tài sản Nhà nước, tháng 4-2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thanh tra lại toàn bộ quá trình CPH QNP. Sau đó, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra. Đến cuối tháng 7-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chỉ đạo khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai trong việc CPH QNP.

Liên quan tới vụ việc, cuối tháng 5-2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật đối với nguyên bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện với lý do đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT về việc CPH QNP không thuộc trách nhiệm của tỉnh, không thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo