xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bức bí không gian công cộng ở TP HCM

ANH VŨ - THIỆN AN

Nhiều nơi tại TP HCM đang thiếu không gian công cộng và những mảng xanh để người dân thư giãn sau khoảng thời gian làm việc, cống hiến

Chiều nào ông Bùi Văn Toản (ngụ đường Nguyễn Tư Giản, phường 12, quận Gò Vấp, TP HCM) cũng ra đường Tân Sơn đoạn nối giữa 2 quận Tân Bình và Gò Vấp để đi bộ.

Đánh đu với sự an toàn

Đường Tân Sơn có dải phân cách khá rộng, được trồng cây xanh, lát thảm cỏ và nhiều người như ông Toản cùng tới tập thể dục. Việc họ tận dụng dải phân cách để rèn luyện sức khỏe như đang "đánh đu" với tính mạng của mình, bởi chẳng may một chiếc ôtô lạc tay lái thì hậu quả rất khó lường.

Người dân băng qua đường để di chuyển từ dải phân cách này sang dải phân cách khác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do nơi đây xe cộ qua lại dày đặc, lại là vị trí để ôtô quay đầu hoặc sang đường, chưa kể bụi bẩn và khói thải ra từ các phương tiện... nhưng họ đành tạm hài lòng. "Xung quanh nhà không có khoảng rộng nào nên tôi mới phải ra đây đi bộ. Khu vực này là mình tận dụng thôi, chứ nó đâu phải dành cho người có nhu cầu tập thể dục" - ông Toản vừa nói vừa xoay đôi cổ tay già nua.

Ông Hoàng Quốc Sinh (ngụ đường Huỳnh Văn Nghệ, phường 15, quận Tân Bình) cũng thường xuyên ra khu vực này. Ông Sinh kể trước khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP HCM, người dân được tập nhờ tại một sân bóng đá thuộc quân đội quản lý (Thao trường Huấn luyện quân sự - quận Gò Vấp, bên trong có sân bóng cho thuê). Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, sân bóng đá mở cửa đón khách trở lại nên những người vào tập thể dục "ké" như ông Sinh lại "bơ vơ" và họ đành rủ nhau tìm đến những dải phân cách rộng.

"Có mỗi chỗ này để chiều chiều đi bộ mà người ta cũng dắt chó ra đây vệ sinh, rồi đêm xuống thì mang rác ra vứt lén. Nhiều hôm công nhân vệ sinh chưa thu gom kịp là rác chất thành đống, bốc mùi hôi thối" - ông Sinh ngán ngẩm.

Khu vực sinh sống của ông Vũ Văn Vinh (đường Tân Lập 1, phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) thì may mắn hơn vì gần nhà ông có 2 công viên nhỏ là công viên đường Hồ Thị Tư và công viên quận 9. Thế nhưng, ông Vinh cũng đành ở nhà vì "ra đó chẳng có gì".

"Nói là 2 công viên nhưng thực chất là một vì nó nằm cạnh nhau. Chật hẹp và sát đường, nhiều phương tiện qua lại nên cũng rất ít người đến đây, phần vì ngại, phần vì sợ. Tôi chọn cách đi ngoài đường thoải mái hơn" - ông Vinh giải thích.

Cũng như phường Hiệp Phú, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức tuy có nhiều công viên nhỏ nhưng không mấy ai biết vì thực chất chỉ là một khoảng đất trống với ít cây được trồng, vài chiếc ghế đá, lưới đánh cầu lông, vài dụng cụ tập thể dục sơ sài. Diện tích vốn đã nhỏ, một số công viên tại đây còn bị các hàng quán kê bàn ghế, dựng xe...; có nơi còn trở thành bãi rác tự phát trông nhếch nhác, ô nhiễm.

Bức bí không gian công cộng ở TP HCM - Ảnh 1.

Người dân tận dụng dải phân cách trên đường Tân Sơn làm nơi đi bộ, tập thể dục. Ảnh: LÊ VĨNH

Bị chiếm dụng

Công viên là mảng xanh đô thị, không gian chung cho mọi người. Thế nhưng, tại một số công viên còn diễn ra tình trạng chiếm dụng diện tích cho các mục đích kinh doanh hoặc bị những xe hàng rong bày bán nhếch nhác.

Đến Công viên Văn hóa Lê Thị Riêng (quận 10), cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là nơi đây đang "chia" diện tích cho các hàng quán, cà phê, dịch vụ câu cá... Chiếm diện tích không nhỏ ngay mặt tiền đường Cách mạng Tháng Tám của công viên này suốt nhiều năm qua là nhà sách Nhân Văn, khu vui chơi Tuổi Thần Tiên.

"Nếu muốn đi cà phê, nhà sách, ăn uống thì bên ngoài có nhiều lựa chọn, còn công viên là nơi để người dân thư giãn, rèn luyện sức khỏe. Không thể trộn lẫn các loại hình vào chung trong một không gian như vậy được" - bà Lê Thị Thu Cúc (ngụ đường Cách mạng Tháng Tám, quận 10) nêu ý kiến.

Tại Công viên 23 Tháng 9 (quận 1), phía đường Lê Lai và Phạm Ngũ Lão bị các xe hàng rong kê bàn ghế bày bán trông lộn xộn, bí bách. Công viên Bến Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng chẳng khá hơn, luôn trong tình trạng bị xe đẩy, hàng rong sẵn sàng chiếm dụng.

Dọc theo Công viên Gia Định (phường 9, quận Phú Nhuận), đặc biệt là 2 tuyến đường Hoàng Minh Giám, Đặng Văn Sâm luôn xuất hiện nhiều người bán hàng rong bày bàn ghế, chiếm trọn vỉa hè khiến khu vực này mất an ninh trật tự, ùn tắc giao thông. Vỉa hè dành cho người đi bộ, tập thể dục, vui chơi bị lấn chiếm. Gần đây, địa phương đưa ra một số biện pháp để xử lý người dân buôn bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường nhưng tình trạng này vẫn tái diễn.

Còn tại Công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), 2 bãi giữ xe (khu A và B) của công viên đều không hoạt động, được rào chắn cùng nhiều tấm bảng với nội dung yêu cầu người dân tự bảo quản phương tiện, đề phòng trộm cắp. Tại thời điểm phóng viên đến ghi nhận (ngày 1-6), xe máy của người dân đến đây chơi để đầy ắp các vỉa hè xung quanh.

"Không có ai trông coi xe nên mình phải để trên vỉa hè. Cũng chẳng dám đi sâu vào bên trong chơi, tụi mình ngồi đây vừa hóng mát vừa trông xe. Định ra công viên cho đầu óc được thoải mái mà cứ thấp thỏm lo sợ mất xe" - anh Nguyễn Trường An (ngụ quận Tân Phú) ngao ngán.

Đi làm về, xem tivi rồi... ngủ

Chị Nguyễn Mỹ Quỳnh (ngụ đường Vườn Lài, phường Thạnh Lộc, quận 12) cho biết tại khu vực gia đình chị sinh sống, tìm "đỏ mắt" không thấy công viên hay khu vui chơi giải trí nào.

"Sáng mở cửa đi làm, tối về đóng cửa xem tivi rồi ngủ, thế là hết một ngày. Nhiều lúc đi làm về mệt, vợ chồng tôi cũng muốn đưa các con đi dạo vài vòng gần nhà cho thoải mái nhưng bước ra khỏi cửa thì cũng chẳng có nơi nào để đi" - chị Quỳnh băn khoăn.

Theo chị Quỳnh, trước đây, cả nhà chị thường sử dụng "ké" công viên của phường An Phú Đông (nằm cạnh Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông, quận 12). Tuy nhiên, công viên này có diện tích nhỏ, lại nằm cận mương nước bị ô nhiễm trầm trọng, bốc mùi hôi thối nên chị cũng ngần ngại, không muốn lui tới.

Đầu tư xây dựng công viên công cộng

Năm 2021, UBND TP HCM đã thông qua "Đề án phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn giai đoạn 2021-2030". Theo đó, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 tăng thêm tối thiểu 150 ha đất công viên công cộng, tăng thêm 10 ha mảng xanh công cộng trên địa bàn. Đến năm 2030, đất công viên ở TP HCM đạt 1 m2/người, diện tích cây xanh nâng lên 3 - 4 m2/người, bước đầu cải thiện cơ bản tình trạng thiếu mảng xanh của thành phố.

Đến giữa tháng 5-2022, UBND TP HCM ban hành kế hoạch đầu tư xây dựng mới 10 ha công viên công cộng và 2 ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 6.000 cây xanh. Theo kế hoạch này, các địa phương có nhiệm vụ khẩn trương rà soát, lập danh mục những khu đất công được quy hoạch là đất công viên cây xanh nhưng đang cho thuê, sử dụng vào mục đích khác. Sau đó báo cáo, đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND TP HCM có kế hoạch thu hồi đất để xây dựng công viên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo