xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bứt phá đầu tư hạ tầng giao thông

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Để phát triển hạ tầng giao thông, nhất là với các dự án đường bộ cao tốc, phải tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách để thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP)

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết bên cạnh việc đầu tư các công trình bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020, nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã được xây dựng kết nối giữa các vùng miền trong nước và quốc tế.

Thay đổi diện mạo các vùng miền

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, hạ tầng đường bộ có nhiều đột phá so với các lĩnh vực khác. Giai đoạn 2011-2020 đã xây dựng 1.074 km đường cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc đang khai thác lên 1.163 km. Mạng lưới quốc lộ đạt 24.598 km, các tuyến quốc lộ chính yếu được đưa vào cấp kỹ thuật, thay thế cầu yếu và đồng bộ tải trọng.

Khu vực phía Bắc đã hoàn thành các tuyến hướng tâm tới thủ đô Hà Nội: Nhật Tân - Nội Bài, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Hải Phòng, Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hòa Lạc - Hòa Bình; tuyến đường cao tốc ven biển nối Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn.

Bứt phá đầu tư hạ tầng giao thông - Ảnh 1.

Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được đầu tư theo hình thức PPP

Khu vực phía Nam đã hoàn thành 2 tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây nối Đông Nam Bộ và phía Bắc, TP HCM - Trung Lương nối với các tỉnh ĐBSCL; đang triển khai 2 tuyến Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận. Khu vực miền Trung đã hoàn thành 2 tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Liên Khương - Đà Lạt.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết hệ thống cảng biển được đầu tư đồng bộ với năng lực thông quan khoảng 570 triệu tấn/năm. Hai cảng cửa ngõ quốc tế là Cái Mép - Thị Vải và Lạch Huyện, có khả năng tiếp nhận được tàu tải trọng lớn từ 130.000 tấn đến 200.000 tấn (DWT), đi thẳng bờ Tây nước Mỹ, Canada và châu Âu. Các cảng hành khách tại Phú Quốc, Hạ Long có khả năng tiếp nhận tàu chở khách lớn nhất thế giới; cảng chuyên dùng tiếp nhận được tàu từ 100.000 tấn đến 320.000 tấn; từng bước phát triển hệ thống cảng cạn hỗ trợ hiệu quả cho việc khai thác cảng biển, phát triển dịch vụ logistics.

Về hàng không, các cảng hàng không quan trọng đã được nâng cấp gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và xây dựng mới gồm Phú Quốc, Vân Đồn, nâng tổng công suất cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu hành khách/năm.

Gỡ các điểm nghẽn đầu tư

Dù bộ mặt hạ tầng giao thông có nhiều điểm sáng, tuy nhiên nguồn ngân sách bố trí đầu tư còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách còn khó khăn do các dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, tính hiệu quả về mặt tài chính thấp, thiếu những chính sách khuyến khích đầu tư thích đáng, đặc biệt là chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư theo thông lệ quốc tế.

"Những nguyên nhân này dẫn đến trong thời gian qua, một số tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam bày tỏ quan tâm đầu tư nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu, khảo sát thị trường" - Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT trong 5 năm tới là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Đến năm 2025 dự kiến hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông để cả nước có khoảng 3.858 km đường cao tốc, hoàn thành giai đoạn 1 của Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, hoàn thành trên 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau; đầu tư các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn; chuẩn bị để triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt vùng…

Để triển khai thực hiện tốt những mục tiêu nhiệm vụ năm 2021 và các năm tiếp theo, Phó Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng bậc nhất mà Bộ GTVT phải làm là hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan đến ngành GTVT để tạo hành lang pháp lý thuận lợi thu hút hiệu quả nguồn lực cho đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, để có thể bứt phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là với các dự án cao tốc, ngoài các nguồn vốn từ ngân sách, ODA, không thể không thu hút vốn PPP. "Cần tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách trong việc thu hút vốn, mà trước hết là tháo gỡ vướng mắc của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1-1-2021 bằng các văn bản, nghị định hướng dẫn" - Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhìn nhận.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe tất cả ý kiến phản hồi của người dân, doanh nghiệp và từ thực tiễn, triển khai các dự án BOT, đồng thời tích cực phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tháo gỡ vướng mắc về thể chế, thực sự tạo đột phá nhằm thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí

Năm năm qua, công tác bảo đảm trật tự ATGT có nhiều chuyển biến tích cực, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông tiếp tục giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong 5 năm, toàn quốc xảy ra hơn 94.000 vụ, làm chết hơn 39.900 người, bị thương hơn 77.000 người. So với cùng kỳ 5 năm trước, giảm hơn 70.000 vụ, giảm gần 9.400 người chết, giảm hơn 90.000 người bị thương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo