xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bứt phá ngoạn mục

XUÂN MAI

Nhiều mô hình "thành phố trong thành phố" trên thế giới đã tạo sự bứt phá ngoạn mục trong phát triển kinh tế cũng như mọi mặt của đời sống xã hội

Dựa trên quan sát về các hình ảnh vệ tinh của trái đất được chụp vào ban đêm, nhà xã hội học Richard Florida, giáo sư tại Trường ÐH Toronto (Canada), cho rằng trái đất được tạo thành từ 20 đến 30 cụm ánh sáng. Ông Florida gọi những cụm ánh sáng như vậy là "vùng siêu đô thị" và cụm ánh sáng lớn nhất thế giới nằm ở vùng thủ đô Tokyo, nơi có tổng dân số hơn 38 triệu người theo thống kê năm 2016. Tổng sản lượng của vùng thủ đô Tokyo (Nhật Bản) gần bằng sản lượng của toàn bộ nước Ðức do dân số và năng lực sản xuất tập trung rất nhiều ở vùng thủ đô Tokyo.

Ðiểm nổi bật của nơi này là dân số đông nhưng sống trong môi trường trật tự và an toàn công cộng được bảo đảm. Nguyên nhân phần lớn do nguồn gốc lịch sử của Tokyo (trước đây được gọi là Edo) đã là thành phố với khoảng 1 triệu dân vào cuối thế kỷ XVIII, thời điểm dân số của thủ đô London (Anh) và Paris (Pháp) vào khoảng 500.000 người. Theo tờ Japan Times (Nhật Bản), ở Edo vào thời điểm đó, cư dân đã ý thức về tài nguyên xã hội và trật tự để họ có thể sống hợp tác và an toàn trong quỹ đất hạn hẹp.

Theo ông Florida, tương lai của một thành phố phụ thuộc vào số lượng và mức độ đa dạng những người sáng tạo mà thành phố đó có thể thu hút. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định sự hình thành các siêu đô thị nói chung là kết quả có tính quy luật của phát triển kinh tế theo hướng thị trường. Tập trung dân số và công nghiệp vào một đô thị gốc để dựa vào những hạ tầng kỹ thuật, tiện ích công cộng và sự đang vận hành của đô thị đó để tiếp tục mở rộng là cách phát triển đơn giản và kinh tế nhất, thay vì phát triển hoàn toàn mới tại các đô thị vệ tinh.

Với trường hợp vùng thủ đô Tokyo, đặc điểm cơ bản của mô hình đô thị hóa và quy hoạch ở Nhật Bản là đặt mục đích phát triển kinh tế lên trên hết. Các chính sách của Chính phủ Nhật Bản ưu tiên tập trung mọi tiềm lực cho phát triển kinh tế, đầu tư vào hạ tầng và công nghiệp hóa trong khi quy hoạch và kiểm soát phát triển lại giảm thiểu nhằm tạo sự tự do tối đa cho các đầu tư từ khu vực tư nhân. Hiện nay, không thể phủ nhận những thành tựu trong phát triển kinh tế của Nhật Bản mà vùng thủ đô Tokyo đã đóng góp một phần then chốt.

Bứt phá ngoạn mục - Ảnh 1.

Dù có hơn 38 triệu dân nhưng vùng thủ đô Tokyo luôn bảo đảm trật tự và an toàn công cộng. Ảnh: REUTERS

Xu hướng "thành phố trong thành phố" như vùng thủ đô Tokyo thực tế đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương đó cũng như cả đất nước nói chung. Nền kinh tế Philippines đã tăng trưởng mạnh từ năm 2010 với GDP tăng 42% và thứ hạng cạnh tranh toàn cầu đã nhảy 33 bậc theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Diễn đàn Kinh tế thế giới. Sự thăng tiến đáng ngạc nhiên đó làm cho nước này được ghi nhận là một trong những nước phát triển nhanh nhất châu Á. Ðóng góp quan trọng cho sự phát triển này là vùng thủ đô Manila, gồm 16 thành phố trong đó có thủ đô Manila. Vùng thủ đô Manila là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục của Philippines và chiếm 33% tổng GDP của cả nước.

Tương tự tại Malaysia, quốc gia gồm 13 bang và 3 lãnh thổ liên bang, trong đó vùng lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur nằm tại trung tâm bang Selangor. Lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur gồm TP Kuala Lumpur cùng 11 quận được đánh giá là một trong số các vùng đô thị phát triển nhanh nhất ở khu vực Ðông Nam Á. Kuala Lumpur và các khu vực đô thị xung quanh tạo thành vùng công nghiệp hóa nhất, kinh tế tốt nhất và phát triển nhanh nhất tại Malaysia. Sự lớn mạnh của lĩnh vực dịch vụ thể hiện rõ rệt thông qua số lượng các ngân hàng bản địa và ngoại quốc cùng các công ty bảo hiểm hoạt động trong thành phố. Vùng thủ đô Kuala Lumpur có sự hiện diện của một số lượng lớn các công ty cổ phần ngoại quốc và cũng có nhiều văn phòng hay trung tâm hỗ trợ khu vực của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là tài chính và kế toán, công nghệ thông tin. Hầu hết các công ty lớn nhất Malaysia có trụ sở chính đặt tại Kuala Lumpur.

Trong khi đó, tại Ấn Ðộ, khu vực lãnh thổ thủ đô Delhi, nơi có gần 19 triệu dân theo thống kê năm 2012 và là đại đô thị đông dân thứ 3 thế giới. Từ khi có "thành phố trong thành phố" nơi đây là một trong các thị trường bán lẻ lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất tại Ấn Ðộ, quan trọng hơn cả là các ngành kinh tế chủ chốt như công nghệ thông tin, viễn thông, khách sạn, ngân hàng, truyền thông và du lịch không ngừng tăng trưởng... 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo