xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần liên kết vùng chặt chẽ

GS Nguyễn Mại

Tôi có mặt tại Bình Định hôm nay để tham dự Diễn đàn Phát triển kinh tế miền Trung với mong muốn đóng góp ý kiến để khai thác thực sự hiệu quả những tiềm năng vô tận tại khu vực này.

 Với lợi thế hướng ra biển, bờ biển trải dài, miền Trung cực kỳ thuận lợi trong thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước gắn với kinh tế biển. Không những lợi thế lớn mà điều kiện hạ tầng cũng ngày càng thuận lợi khi khu vực này đã có khá nhiều sân bay, hàng chục khu kinh tế ven biển, nhiều cảng nước sâu và hệ thống đường bộ tương đối tốt. Những điều kiện như thế cho thấy đã đến lúc phải nghĩ đến cách tăng tốc phát triển cho vùng, để không lãng phí tài nguyên.

Nhưng làm cách nào để phát triển kinh tế miền Trung lại là câu hỏi không dễ dàng có lời giải đáp, nhất là khi chúng ta đã đặt câu hỏi này biết bao lần trong nhiều năm qua, để rồi lợi thế của khu vực vẫn chưa được khai thác, nhiều khu vực trong vùng còn nghèo nàn, người dân có thu nhập thấp.

Theo tôi, nguyên nhân nằm ở chỗ chúng ta chưa có quy hoạch vùng thực sự rõ ràng, từ đó thiếu cơ chế, chính sách và quỹ riêng cho vùng có sức mạnh và động lực để bật lên. Miền Trung kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với rất nhiều tỉnh, TP, điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau. Không thể bàn câu chuyện chung cho cả một dải miền Trung dài như vậy được, khi rất nhiều địa phương không tương đồng hay liên kết với nhau. Cần có sự phân chia khu vực hợp lý, hài hòa với nhau về mặt điều kiện để xây dựng cơ chế chung cho các địa phương trong khu vực, nhằm thúc đẩy từng vùng phát triển và hỗ trợ nhau phát triển. Đơn cử như Nha Trang (Khánh Hòa) là địa điểm du lịch nổi trội tại khu vực Nam Trung Bộ và việc san sẻ bớt khách du lịch đến các địa phương lân cận còn chưa đáng kể. Nếu có quy hoạch, chính sách mang tầm tổng thể, tôi nghĩ cả Ninh Thuận hay một số tỉnh khác sẽ không còn "lép vế" trước Khánh Hòa.

Về vùng trọng điểm miền Trung, cần xác định đâu là trung tâm kinh tế lớn tạo động lực cho tăng trưởng toàn vùng và nên xem xét lại cách khoanh vùng trọng điểm dựa trên nghiên cứu định lượng cụ thể và thuyết phục. Nếu lựa chọn đúng, vùng trọng điểm sẽ trở thành cực lan tỏa mạnh mẽ kéo cả dải miền Trung đi lên, cân bằng với hai cực của đất nước là miền Bắc và miền Nam. Phân loại vùng và xác định cực trọng điểm còn tạo nên sức mạnh tổng hợp, cộng hưởng với các vùng khác trên đất nước.

Tất cả các bản tham luận được chuẩn bị phục vụ diễn đàn hôm nay đều có chung một nhận định là hiện chưa có một sự liên kết vùng chặt chẽ, mặc dù đã có một hội đồng vùng. Việc này dẫn đến kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến vùng nhưng không ai giải quyết được. Chính sách liên quan đến du lịch, đầu tư bất động sản… của vùng cũng không rõ ràng, ảnh hưởng đến dòng đầu tư chung. Công việc của từng tỉnh với công việc của vùng còn nhập nhèm nên khi động đến việc chung, giả dụ xử lý ô nhiễm của một dòng sông, khắc phục hậu quả bão lũ… thì xử lý thiếu nhuần nhuyễn. Cơ chế cho những vấn đề liên tỉnh, trong đó có vấn đề xây dựng một nguồn quỹ chung từ xã hội hóa để phục vụ cho phát triển vùng, cần đặt ra ở diễn đàn này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo