xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần phải gắn camera trên đường cao tốc

Văn Duẩn - Nguyễn Hưởng

Hàng loạt vụ vi phạm an toàn giao thông, thách thức dư luận trên đường cao tốc phần lớn bị phát hiện khi các tài xế tung clip lên mạng. Bộ Công an đề xuất lắp đặt camera trên cao tốc, Quốc lộ 1 để giám sát

Ngày 10-3, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia cho biết đã tiếp nhận một clip của người tham gia giao thông, phản ánh ôtô màu trắng BKS 20A-008.97 chạy ngược chiều trên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Xuất phát từ bức xúc thực tế

Ảnh chụp và video từ camera hành trình ghi lại ôtô này chạy vào phần ngược chiều đoạn đường được cho là thuộc nút giao Sông Công. Ủy ban ATGT quốc gia nhận định hành vi của tài xế vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về trật tự ATGT, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông (TNGT), đe dọa tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông. Do đó, Ủy ban ATGT quốc gia đề nghị Cục CSGT chỉ đạo đơn vị chức năng kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh trên và xử lý nghiêm.

Cùng ngày, Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho biết đã chuyển hình ảnh, thông tin về nhóm người dừng xe đứng hàng ngang chụp ảnh trên lòng đường cao tốc cho Cục CSGT xác minh, xử lý.

Cần phải gắn camera trên đường cao tốc - Ảnh 1.

CSGT kiểm tra trên tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương (đoạn qua tỉnh Tiền Giang) chiều 10-3 Ảnh: MINH SƠN

Sau khi kiểm tra hình ảnh trên mạng, công ty xác định sự việc xảy ra vào sáng 7-3. Hai ôtô đỗ trên làn khẩn cấp hướng Hà Nội - Hải Phòng, tại Km28+200. Sau đó, nhóm thanh niên từ 2 xe đã xếp hàng ngang chụp ảnh trên làn đường số 3.

Trước đó, chỉ riêng trong tháng 2-2019 đã xảy ra 4 vụ trải chiếu, ăn nhậu trên đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Đáng chú ý, phần lớn các vụ việc bị phát hiện, xử phạt thông qua camera hành trình của các tài xế và đăng lên mạng xã hội, gây bức xúc.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2-2019, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết Bộ Công an đã chỉ đạo Cục CSGT, các đơn vị của bộ cùng những ngành liên quan xây dựng đề án lắp đặt hệ thống camera giám sát, kiểm soát và xử lý vấn đề vi phạm giao thông.

"Trước mắt, dự kiến sẽ lắp đặt trên các tuyến đường cao tốc và Quốc lộ 1. Tổng mức đầu tư bước đầu vào khoảng 600 tỉ đồng, đang trong thời điểm nghiên cứu để xây dựng dự án" - Thứ trưởng Lê Quý Vương nói.

Tuy nhiên, ông Lê Quý Vương cho rằng dự án này thực hiện được hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Trước hết, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an và Bộ Giao thông Vận tải cùng các ngành chức năng trong tham mưu để thực hiện đúng quy định. Chủ trương này liên quan đến nhiều luật như Luật Đầu tư công, Luật Tài chính ngân sách, Luật Xử lý vi phạm hành chính... nên còn rất nhiều vấn đề phải đặt ra.

Lẽ ra phải làm từ lâu

Một lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho rằng việc lắp camera giám sát tác động trực tiếp vào ý thức tự giác của người điều khiển phương tiện, mang tính răn đe cao. Ngoài xử lý vi phạm giao thông, hệ thống camera này còn phối hợp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội, cũng khẳng định khi có camera giám sát, người tham gia giao thông sẽ biết rằng dù có CSGT hay không thì vẫn bị giám sát 24/24 giờ. Nếu vi phạm giao thông và bị camera ghi lại, người dân vẫn sẽ bị phạt qua trích xuất camera. Từ đó, người tham gia giao thông phải nâng cao ý thức và thượng tôn pháp luật.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại tá Trần Sơn, nguyên Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật và điều tra, giải quyết TNGT, Cục CSGT - Bộ Công an, ủng hộ chủ trương này vì các nước đã làm từ lâu, "giờ chúng ta mới làm là chậm". Hiệu quả trước hết của việc lắp đặt camera là giám sát mọi hoạt động giao thông trên đường vào mọi thời điểm.

Khi đã có một hệ thống đồng bộ, việc chia sẻ dữ liệu cũng sẽ giúp ngành chức năng giải quyết được rất nhiều việc như trong công tác đào tạo và cấp bằng lái, đăng ký xe... Chẳng hạn, một lái xe vi phạm, từ hình ảnh camera ghi lại được, lực lượng chức năng hoàn toàn có thể trích xuất cơ sở dữ liệu để biết người này đã vi phạm bao nhiêu lần, vi phạm ở những đâu, đã bị xử phạt bao nhiêu tiền, đã bị tước bằng lái hay chưa... để có cơ sở xử lý.

Tuy nhiên, theo đại tá Trần Sơn, hiện có nhiều hệ thống camera giám sát được lắp đặt ở một số địa phương, tuyến đường cao tốc nhưng do thiếu kết nối nên không đồng bộ, gây lãng phí. Lần này, với một đề án tổng thể, hy vọng bất cập này sẽ được giải quyết. Việc cần làm hiện nay là các địa phương nên chủ động khảo sát thực tế, xem đâu là những địa điểm phức tạp cần ưu tiên, đâu là những điểm đen về TNGT, có kế hoạch và lộ trình cụ thể... để khi lắp đặt camera mang lại hiệu quả cao.

Giảm tải cho CSGT

Khi lắp đặt camera giám sát giao thông, theo đại tá Trần Sơn, nếu chỉ tính mỗi ngã tư có 2 CSGT thôi thì với hàng ngàn ngã tư trên cả nước, số CSGT không phải ra đường sẽ giảm rất nhiều. Điều này vừa giúp CSGT tránh được rủi ro trong quá trình làm nhiệm vụ vừa hạn chế được tiêu cực, tăng tính minh bạch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo