xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn đầu cơ, trục lợi

HIẾU NGHI

Sau hơn 1 tháng có chỉ đạo quyết liệt từ các cơ quan chức năng, giá thịt heo vẫn chưa giảm.

Từ 80.000 -120.000 đồng/kg vào tháng 4-2019, đến cuối năm 2019, giá thịt ở chợ tại TP HCM đã lên 180.000 - 220.000 đồng/kg và vẫn nghễu nghện cho đến nay. Ban đầu, các nhà chăn nuôi và cả đầu nậu buôn mặt hàng này viện lý do dịch tả heo châu Phi đã làm giảm số lượng đàn heo nên giá tăng. Trong lúc này, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt chính sách giúp người chăn nuôi như hỗ trợ tiền, giãn nợ vay... Thế nhưng giá heo vẫn tăng đều đều. Đến khi dịch tả heo châu Phi chấm dứt, người nuôi tái đàn thì tình hình vẫn không có biến chuyển.

Chặn đầu cơ, trục lợi - Ảnh 1.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tăng giá nguồn thực phẩm trọng yếu này đã làm tăng chỉ số giá tiêu dùng và tác động tiêu cực đến việc điều hành kinh tế cả nước. Trước tình hình này, vào ngày 20-3, Chính phủ tổ chức một cuộc họp riêng để bình ổn giá thịt heo. Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rõ giá thịt heo theo cơ chế thị trường có vai trò quản lý của nhà nước, trong đó có chống đầu cơ, nâng giá bất hợp lý. Tiếp đó phải tổ chức thanh tra giá thịt heo trên toàn quốc. Thủ tướng giao các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Công an thực hiện ngay giải pháp để bình ổn giá thịt heo, trước hết là kiểm tra giá thành, đặc biệt là các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn để có biện pháp hữu hiệu. Nếu phát hiện thao túng giá, đầu cơ, trục lợi phải xử lý theo quy định pháp luật.

Sau thời gian này giá thịt heo có giảm nhẹ và sau đó tiếp tục tăng trở lại. Ngày 21-4, trong cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, vấn đề giá thịt heo được tiếp tục đặt ra và yêu cầu phải kiên quyết có biện pháp đưa giá thịt heo xuống dưới 60.000 đồng/kg.

Một biện pháp khác được thực thi là cho nhập khẩu thịt để chống đầu cơ, nâng giá. Hiện Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam. Tính đến giữa tháng 4-2020, sản lượng nhập khẩu các loại thịt (heo, trâu, bò, gà) vào Việt Nam đều tăng mạnh, gấp từ 1,5 đến 3 lần so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, nhập khẩu hơn 46.000 tấn thịt heo, 37.000 tấn thịt trâu, bò và 78.000 tấn thịt gia cầm. Biện pháp này như một lời cảnh báo cho cuộc cạnh tranh trên thị trường thịt gia súc, gia cầm trong thời gian tới.

Từ lâu, ai cũng biết rõ thịt heo nói riêng và sản phẩm chăn nuôi nói chung luôn bị các đầu nậu, doanh nghiệp trung gian thao túng. Chính người chăn nuôi cũng không hưởng lợi nhiều khi giá tăng. Thường giá heo hơi xuất chuồng chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 giá tại chợ. Còn những đầu nậu này là ai, thao túng như thế nào thật ra cũng không quá khó để biết, bởi doanh nghiệp nào mua heo từ trại, doanh nghiệp nào giết mổ, doanh nghiệp nào đưa vào siêu thị, ra chợ, phân phối đến sạp, giá cả ra sao... không phải điều bí mật.

Hãy hình dung mỗi năm cả nước tiêu thụ gần 4 triệu tấn thịt heo. Cứ đà kê giá như hiện nay thì các doanh nghiệp đầu nậu sẽ thu nguồn lợi khổng lồ. Câu chuyện không còn là có đầu cơ hay không, mà phải là biện pháp nào để ngăn chặn đầu cơ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo