xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chỉ còn tên gọi taxi?

Văn Duẩn

Với những nội dung của dự thảo mới nhất trình Chính phủ, cho thấy Bộ GTVT đề xuất sẽ quản lý xe khách dưới 9 chỗ có ứng dụng phần mềm như Grab, FastGo, VATO… như taxi truyền thống

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ Dự thảo lần thứ 7 Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô (gọi tắt là dự thảo).

Không phân biệt "điện tử" hay "truyền thống"

Theo giải thích từ ngữ trong dự thảo, kinh doanh vận tải hành khách (VTHK) bằng taxi là việc sử dụng ôtô dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để VTHK; có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; có sử dụng đồng hồ tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối với hành khách thông qua phương tiện điện tử.

Chỉ còn tên gọi taxi? - Ảnh 1.

Theo đơn vị cung cấp dịch vụ taxi công nghệ, loại hình này cũng không phải sơn logo, hộp đèn taxi gắn cố định trên nóc xe Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Với kinh doanh VTHK theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng VTHK (bằng văn bản giấy hoặc điện tử đối với ôtô từ 9 chỗ trở lên) giữa đơn vị kinh doanh vận tải với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê tài xế).

Như vậy, có thể thấy, trong dự thảo lần 7, dù là ôtô sử dụng đồng hồ tính cước hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, tính cước, đều chung một tên gọi là "taxi". Ngoài ra, xe hợp đồng chỉ được áp dụng với phương tiện từ 9 chỗ trở lên. Điều này có nghĩa tất cả ôtô chở khách dưới 9 chỗ có ứng dụng phần mềm đặt xe như: Grab, FastGo hay taxi truyền thống hiện nay, sẽ đều là taxi.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, quá trình tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: "Hiện hai quan điểm khác nhau về việc quản lý ôtô kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ ứng dụng hợp đồng điện tử (là xe hợp đồng và taxi) vẫn đang là vấn đề còn nhiều vướng mắc do mỗi phương án đều có những ưu điểm và hạn chế khi đưa ra để quản lý, tác động rất lớn đến xã hội và hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã".

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng quá trình thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử thời gian qua, cho thấy phương thức hoạt động của các xe sử dụng hợp đồng điện tử là tương đối giống với taxi (có nhiều nét tương đồng về phạm vi hoạt động chủ yếu trong đô thị, đối tượng khách hàng, phương thức gọi xe,…).

Do đó, dù việc quy định là taxi hiện có những hạn chế (gồm cả việc chưa phù hợp với một số luật hiện nay), tuy nhiên đáp ứng được việc không triệt tiêu ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý và không ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân.

Vì vậy, trên cơ sở kết quả thí điểm và những nét tương đồng giữa taxi với xe dưới 9 chỗ ứng dụng hợp đồng điện tử, để tăng cường công tác quản lý đối với xe dưới 9 chỗ chở khách, Bộ GTVT đề xuất và chọn phương án quản lý áp dụng quy định tất cả xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ mà ứng dụng hợp đồng điện tử đều gọi là taxi.

Bộ GTVT đừng rón rén

Ông Nguyễn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, đã bày tỏ quan điểm khi nói về văn bản báo cáo tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định 86 (sửa đổi) mà Bộ GTVT vừa gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo ông Hùng, trong báo cáo tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ đối với

nội dung quản lý xe dưới 9 chỗ ngồi theo 2 phương án: phương án 1 là xe hợp đồng, phương án 2 là xe taxi, Bộ GTVT cho biết phương án 1 đang được nhiều thành viên Chính phủ lựa chọn hơn.

"Vậy mà Bộ GTVT lại cho biết mình chọn phương án 2, đồng thời dự thảo lần 7 cũng làm theo phương án 2 để trình Thủ tướng xem xét" - ông Hùng nói và nhấn mạnh rằng, theo quy chế làm việc của Chính phủ, quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.

"Việc đưa ra hai phương án (mà suốt 3 năm qua với 6 lần dự thảo, lúc nào cũng để 2 phương án) thể hiện sự rón rén của cơ quan tham mưu, phải nhìn trên, nhìn dưới và đẩy trách nhiệm cho người đứng đầu" - ông Hùng bày tỏ.

Theo ông Hùng, Bộ GTVT là cơ quan tham mưu xây dựng chính sách, họ có quyền xem xét các phương án, sau đó chỉ chọn và đề xuất một phương án để trình Thủ tướng thay vì đưa ra hai phương án để lựa chọn. Phương án duy nhất trình, nó phải bảo đảm được giá trị cốt lỗi, là: bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, bảo đảm tuân thủ pháp luật, bảo đảm an sinh xã hội chung và các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước đúng theo quy định.

Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn chưa định danh, định nghĩa được cụ thể 2 chủ thể. Thứ nhất, phải định nghĩa được, rằng taxi là: thực hiện nhiều chuyến, cuốc khách chủ yếu trong nội thành, nội tỉnh; thực hiện nhiều chuyến khách ngắn thực hiện theo yêu cầu khách hàng, thu tiền qua đồng hồ tính tiền, thu tiền bằng phần mềm.

Còn xe hợp đồng là thực hiện theo lộ trình trọn gói của khách hàng thuê xe, có cung đường từ 40 km trở lên, có thời gian hoạt động kéo dài từ 4 giờ trở lên và có ký kết hợp đồng thực tế. Đấy mới gọi là xe hợp đồng.

"Còn đối với loại hình như Grab hay Uber, phải khẳng định luôn đó là taxi. Là "tư lệnh" ngành, anh phải lựa chọn một phương án rõ ràng và duy nhất để trình Chính phủ, thay vì cứ đưa ra hai phương án, thì tranh luận chưa biết bao giờ chấm dứt" - ông Hùng nêu quan điểm.

Với quan điểm ngược lại, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, nhấn mạnh : "Nếu Nghị định 86 (sửa đổi) xếp loại hình như Grab thành taxi. Việc cho Grab là taxi là không đúng bản chất và chắc chắn Grab sẽ chết và không tồn tại nổi. Và điều này ngăn chặn sự phát triển của khoa học công nghệ".

Ông Liên cho biết ông ủng hộ việc để loại hình ôtô hoạt động như Grab là xe hợp đồng điện tử. Còn nếu cứ "ép" Grab là taxi thì không hợp lý. "Tôi đã ví von nhiều lần, không thể ép một người con gái thời nay, răng phải đen, mặc váy đụp rồi chít khăn mỏ quạ" - ông Liên nói và cho rằng khi công nghệ phát triển thì phải tôn trọng sự phát triển và tìm ra giải pháp để quản lý.

"Thậm chí, không cần gọi Grab là xe hợp đồng điện tử hay taxi. Quan trọng nhất là làm sao để chất lượng tốt, giá thành hạ, được dân ủng hộ, tạo việc làm cho người lao động".

Tuy nhiên, ông Bùi Danh Liên cũng bày tỏ băn khoăn: "Không hiểu sao Bộ GTVT lúng túng về việc này. Suốt 4 năm sửa không xong Nghị định 86. Những cái gì mới, cần nghiên cứu, thậm chí không cần làm ngay, do đó nếu thấy khó thì không cần đưa vào Nghị định 86 sửa đổi lần này, mà tách ra làm riêng cho chu đáo. Chứ cứ ngồi tranh cãi như hiện nay, không biết đến năm nào mới xong". 

Theo dự thảo, taxi có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định. Xe taxi có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn cố định trên nóc xe.

Grab đề xuất không có đồng hồ tính tiền, bảng giá cước

Theo Grab Việt Nam (Grab), loại hình xe hợp đồng kết nối thông qua dịch vụ kết nối vận tải cũng có thể được xem là một loại hình taxi. Tuy nhiên, loại hình này có nhiều khác biệt về cách thức vận hành, công cụ tính cước và nhận diện xe so với taxi truyền thống. Đây là loại hình vận tải đã được giao kết hợp đồng trước khi hành khách lên xe và hành khách cũng đã được thông báo qua ứng dụng các thông tin về xe, tài xế, giá cước…

Grab cho rằng cần có những phân biệt trong quy định dành cho 2 loại hình: taxi công nghệ và taxi truyền thống. Đơn vị này đề xuất các quy định dành cho taxi công nghệ là không yêu cầu có đồng hồ tính tiền và niêm yết bảng giá cước. Đồng thời, loại hình này cũng không phải sơn logo, hộp đèn taxi gắn cố định trên nóc xe mà thay vào đó là lắp đặt bảng đèn LED gắn trong xe, phía sau kính chắn gió. Những bảng đèn này phải được bật khi xe đang kinh doanh và có thể tắt khi xe không phục vụ…

Theo Grab, trong nội dung quản lý đối với dịch vụ VTHK bằng ôtô dưới 9 chỗ kết nối qua dịch vụ kết nối vận tải, đơn vị vận tải phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và với hành khách về dịch vụ vận tải cung cấp qua dịch vụ kết nối vận tải. Cũng theo Grab, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối vận tải phải thành lập pháp nhân tại Việt Nam để chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuế.

G.Minh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo