xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chi phí đầu tư đường sắt quá đắt

Bài và ảnh: Nguyễn Hưởng

Mới đây, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội đã tính toán lại tổng mức đầu tư đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 theo yêu cầu của UBND TP Hà Nội và dựa trên ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng. Trên cơ sở tham khảo đơn giá, suất đầu tư thì tổng mức đầu tư được điều chỉnh giảm còn 28.918 tỉ đồng.

Trước đó, trong đề xuất dự án lập vào tháng 3, tổng mức đầu tư dự kiến đoạn đường với chiều dài 5,9 km này là 34.743 tỉ đồng. Như vậy, con số tính toán mới sau rà soát cho thấy mức đầu tư giảm 5.825 tỉ đồng, tương đương mỗi km được điều chỉnh giảm khoảng 1.000 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng Ban Quản lý dự án Đường sắt Hà Nội, cho biết các chi phí được điều chỉnh giảm gồm chi phí xây dựng, mua sắm, lắp đặt hệ thống đường sắt, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, chi phí lãi vay… Việc tính toán lại dựa trên cơ sở tham khảo các thông số của các tuyến đường sắt khác cũng như giảm các chi phí không cần thiết. Dự án đang ở giai đoạn đề xuất, tất cả đang ở mức khái toán ban đầu, đến khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi mới có tổng mức đầu tư chính thức. "Tổng mức đầu tư vẫn có thể điều chỉnh nếu có những biến động về tỉ giá, giá vật liệu…" - ông Minh nhấn mạnh.

Chi phí đầu tư đường sắt quá đắt - Ảnh 1.

Một tuyến đường sắt đang được thi công ở Hà Nội

UBND TP Hà Nội cũng đề xuất cơ chế tài chính cho dự án với 2 nguồn huy động là ODA Nhật Bản và vốn vay trong nước. Trong đó, số vốn ODA vay lại của dự án là 18.649 tỉ đồng, vốn đối ứng trong nước 5.606 tỉ đồng.

Về đề xuất của UBND TP Hà Nội, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản Giao thông, cho rằng với chiều dài 5,9 km mà phải mất tương đương gần 35.000 tỉ đồng là quá đắt, trong khi làm 1 km tàu điện ngầm trên thế giới chỉ khoảng 100-120 triệu USD. Nếu rà soát thêm, Hà Nội hoàn toàn có thể giảm từ 20%-25% trong tổng số gần 29.000 tỉ đồng mới đề xuất. "Theo tính toán của tôi làm 6 km đường sắt ở Việt Nam chỉ khoảng 800-900 triệu USD" - TS Thủy phân tích.

Để hạn chế việc tăng vốn, chậm tiến độ, theo TS Thủy, trong hợp đồng ký kết phải có ràng buộc rõ ràng đối với các nhà thầu công trình. Hợp đồng của Việt Nam vẫn còn nhiều kẽ hở để nhà thầu tùy tiện tăng vốn. Nhiều dự án để tăng vốn, chậm tiến độ thi công nhưng không cá nhân nào phải từ chức hay tập thể nào chịu trách nhiệm. Việt Nam vẫn là một nước nghèo mà làm giao thông với giá đắt đỏ như thế thì không thể chấp nhận được.

Tuyến Trần Hưng Đạo - Thượng Đình có tổng chiều dài 5,9 km đi ngầm dưới lòng đất, gồm 6 ga, thuộc danh mục các dự án, công trình trọng điểm, được bố trí vốn ngân sách để chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2018 - 2020. Đây là hợp phần thứ 2 của tuyến số 2 sau đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo