xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính quyền đang lắng nghe

ĐỖ THÔNG

Dinh Thượng Thơ "biến mất" là điều hoàn toàn có thể xảy ra vì Dinh Thượng Thơ với kiến trúc Pháp cổ vẫn chưa được công nhận là di tích nên không thuộc diện phải nghiêm cấm xâm phạm.

Nếu không phải là di tích thì tại sao chính quyền phải tổ chức hội thảo để nhờ chuyên gia đóng góp ý kiến "đập hay không đập" trong khi chính quyền có toàn quyền quyết định việc này theo luật định?

Tuy chưa phải là di tích nhưng Dinh Thượng Thơ, theo Sở QH-KT TP nhìn nhận là công trình vẫn thuộc danh sách vị trí các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa lịch sử nên tham khảo các ý kiến cơ quan chuyên môn trước khi quyết định là điều cần thiết. Giả sử, các cơ quan chuyên môn chấp thuận thì chính quyền TP nghiễm nhiên được phá bỏ Dinh Thượng Thơ để tiến hành xây dựng trung tâm hành chính của TP là tình huống có thể xảy ra.

Nếu thực tế xảy ra như trên thì dư luận cũng khó lòng mà "trách" được chính quyền. Dĩ nhiên nhiều người nghĩ rằng các công trình kiến trúc cổ kiểu Pháp được tọa lạc ở vị trí "đất vàng" nên được rất nhiều nhà đầu tư dòm ngó, tìm mọi cách để hòng đập đi rồi xây dựng những tòa nhà "hái ra tiền" giữa khu trung tâm. Nhưng thực tế cho thấy mục đích nếu có phá dỡ Dinh Thượng Thơ thì cũng chỉ để phục vụ nơi làm việc cho khoảng 1.700 người chứ không phải để kinh doanh sinh lợi.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, dường như với các bước chính quyền TP đang tiến hành thì chuyện Dinh Thượng Thơ sẽ được bảo tồn theo cách này hoặc cách khác chứ không bị phá dỡ là điều có thể nghĩ đến. Suy luận này không phải không có cơ sở khi hôm nay (28-9), Sở QH-KT TP tổ chức hội thảo "Đánh giá về giá trị và giải pháp bảo tồn kiến trúc tại địa điểm 59-61 Lý Tự Trọng quận 1, TP HCM".

Chuyện chính quyền TP sau khi lắng nghe các ý kiến đóng góp từ dư luận nay đang tìm cách hữu hiệu nhất để bảo tồn Dinh Thượng Thơ khi xây dựng trung tâm hành chính là việc làm cần thiết. Bởi từ lâu, các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kiến trúc đã khẳng định các công trình kiến trúc cổ kiểu Pháp thường đặt ở các vị trí đắc địa trong lòng đô thị, nó như dòng chảy của thời gian, gắn liền với lịch sử thăng trầm của vùng đất, mang giá trị văn hóa vô hình và đó là "vật báu" mà đô thị nào cũng cần gìn giữ. Theo đó, Dinh Thượng Thơ khi được bảo tồn, gìn giữ sẽ không chỉ phát huy giá trị là công sở với công trình kiến trúc đặc biệt, mà hoàn toàn có thể khai thác như một điểm du lịch trong quần thể các di tích kiến trúc Pháp của TP.

Nói như TS Nguyễn Thị Hậu thì phát triển sẽ tạo ra thay đổi là điều hiển nhiên nhưng thay đổi đến mức các biểu tượng của đô thị như Dinh Thượng Thơ biến mất thì đó không phải là cách phát triển bền vững. Như vậy, sẽ đụng chạm đến ký ức của người TP. Một khi những ký ức vật chất không còn thì những người mới đến cũng không thấy TP có gì để họ thấy lịch sử để trân trọng và yêu quý nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo