xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa xóa rào cản cho doanh nghiệp vận tải

Văn Duẩn

Các chuyên gia kinh tế cho rằng Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải vẫn còn các quy định theo kiểu cấm đoán hoặc hạn chế quyền kinh doanh một số loại hình doanh nghiệp

Sáng 23-1, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) và Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics Việt Nam tổ chức hội thảo "Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô: Vấn đề và kiến nghị". Tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực vận tải ô tô, trong đó tập trung vào dự thảo văn bản thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP (Nghị định 86) về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Hạn chế quyền kinh doanh

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, cho biết quy định vận tải của các nước trên thế giới xây dựng trong những năm gần đây luôn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu và không hạn chế sự sáng tạo, cạnh tranh của người kinh doanh.

Tuy nhiên, với nội dung như dự thảo thay thế, ông Hiếu khẳng định chưa thể giải quyết được những bất cập trong thực tiễn và chưa có tầm nhìn bao quát được những thay đổi nhanh chóng của thị trường vận tải hiện nay. Nếu chưa sửa được Luật Giao thông đường bộ thì phải tách bạch yêu cầu kiểm soát an toàn giao thông với hoạt động kinh doanh vận tải. Không thể vì muốn đạt được mục tiêu an toàn mà đặt ra những quy định hạn chế hoạt động kinh doanh. Không nên hạn chế một số phương thức kinh doanh mới hay cố gắng bó buộc nó trong chiếc áo cũ đã chật.

Chưa xóa rào cản cho doanh nghiệp vận tải - Ảnh 1.

Quy định hoạt động kinh doanh vận tải còn nhiều bất cập Ảnh: TẤN THẠNH

"Dự thảo mới thay thế Nghị định 86 chỉ mang tính siết chặt hơn thay vì cởi trói cho kinh doanh vận tải. Không thể áp dụng cái mới theo khung của cái cũ. Cái mới xuất hiện phải buộc theo cái cũ và chỉ sửa mang tính kỹ thuật là không ổn"- ông Hiếu nhấn mạnh.

Đánh giá các quy định mới hoặc mới sửa đổi trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng vẫn còn các quy định thực hiện theo kiểu cấm đoán hoặc hạn chế quyền kinh doanh một số loại hình DN như kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, cung cấp ứng dụng kết nối hợp đồng vận tải điện tử, các hộ kinh doanh vận tải. "Điều này vừa phản cạnh tranh vừa đi ngược lại quyền chính đáng của người tiêu dùng được lựa chọn và sử dụng những phương thức kinh doanh, nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ" - bà Lan bày tỏ.

Ngoài ra, trong dự thảo nghị định mới vẫn còn những quy định hành chính vô lý vẫn được duy trì như: lái xe phải mang danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị kinh doanh; trước khi vận chuyển phải thông báo tới Sở Giao thông Vận tải nơi cấp giấy phép kinh doanh về các thông tin chuyến đi.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch VATA, cho rằng quy định mới chưa làm nổi bật tư tưởng kiến tạo, thể hiện việc siết chặt quy định, chứ chưa xóa bỏ rào cản cho DN với nhiều điều kiện vô lý.

Kể tội Uber, Grab!

Chủ tịch Hiệp hội taxi TP HCM Tạ Long Hỷ đã đăng đàn để phát biểu với 7 trang giấy đánh máy, trong đó phần lớn để "kể tội" của Uber, Grab và nêu những bất bình đẳng mà taxi truyền thống phải gánh chịu.

Ông Tạ Long Hỷ cho rằng những hệ lụy trong việc thực hiện thí điểm loại hình hợp đồng vận tải điện tử theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT đã dẫn đến những sự thật đau lòng: chỉ có 2 ông chủ nước ngoài là Uber và Grab, chỉ trong 2 năm đã có thể khuynh đảo, thao túng gần như hoàn toàn thị trường taxi Việt Nam, đã và đang đẩy nhiều hãng taxi truyền thống đi đến phá sản, giải thể.

Ông Hỷ tiếp tục đề nghị phải định danh Uber, Grab chính là taxi. "Định danh sai thì không thể có chính sách đúng, không thể góp phần thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển mà ngược lại sẽ gây rối loạn thị trường, tạo nên các xung đột không đáng có với nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội, DN và người lao động" - ông Hỷ nói.

Cùng chung quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cũng đã kể ra vô số "tội" của Uber, Grab. Theo ông Hùng, các quốc gia trên thế giới đều coi loại hình kinh doanh như Uber, Grab là kinh doanh taxi. Đặc biệt ngày 20-12-2017, Tòa án Công lý châu Âu tại Luxembourg đã đưa ra phán quyết coi Uber là công ty vận tải, vậy nên phải tuân thủ các quy định trong ngành vận tải.

"Bản chất của vấn đề là các công ty như Uber, Grab muốn kinh doanh xe taxi nhưng không muốn đáp ứng các điều kiện mà pháp luật yêu cầu trong lĩnh vực kinh doanh này" - ông Hùng dẫn ý kiến của ông Trần Hoài Nam trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Ông Hùng nhấn mạnh dù Bộ Giao thông Vận tải không cho phép dịch vụ Grabshare nhưng Grab vẫn triển khai. Hay kế hoạch thí điểm chỉ cho phép được thí điểm tại 5 thành phố nhưng Grab đang hoạt động ở rất nhiều địa phương khác. "Như vậy, Grabtaxi đã quá coi thường pháp luật của Việt Nam" - ông Hùng nói.

Tạo sân chơi công bằng

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, nhấn mạnh việc sửa đổi Nghị định 86 cần hướng đến việc cải cách theo dòng chảy chính sách, đó là phải hướng đến thuận lợi cho người dân và DN. "Chính phủ đã ra mệnh lệnh bỏ ít nhất là 1/3 hoặc 1/2 điều kiện kinh doanh hiện nay. Cho nên trong Nghị định 86 có 100 điều kiện thì ít nhất phải bãi bỏ 33 điều kiện kinh doanh" - ông Cung nói.

Nghị định thay thế phải đem đến sự thuận lợi hơn, ít chi phí hơn cho DN, ít rủi ro hơn cho hoạt động kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển. Nghị định phải tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, minh bạch hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo