xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

8 bệnh nhân chạy thận tử vong: Có dấu hiệu lập khống hợp đồng

Bài và ảnh: Minh Chiến

Việc bàn giao máy chạy thận chỉ bằng miệng và dù biết chưa lấy mẫu nước đi kiểm tra, giám đốc đơn vị sửa chữa, lắp đặt thiết bị thấy có vấn đề nhưng vẫn không cản

Ngày 15-5, TAND TP Hòa Bình đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 3 bị cáo liên quan đến sự cố chạy thận làm 8 người tử vong ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh) bị truy tố về tội "Vô ý làm chết người"; Trần Văn Sơn (SN 1990, cán bộ Phòng Vật tư, trang thiết bị y tế BVĐK tỉnh Hòa Bình) và Hoàng Công Lương (SN 1986, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực BV) bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 4 ngày.

Sáng xảy ra sự cố, chiều ký hợp đồng

Theo cáo trạng, ngày 25-5-2017, Công ty Dược phẩm Thiên Sơn ký Hợp đồng số 05/2017/TS/TA với Công ty Xử lý nước Trâm Anh với nội dung: Bán, lắp đặt, thay thế vật liệu lọc RO số 2 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Tuy nhiên tại tòa, bị cáo Quốc khai có ký hợp đồng với Công ty Thiên Sơn nhưng không phải ngày 25-5-2017 mà vào chiều 29-5-2017 - tức là sau khi sự cố xảy ra (sáng 29-5). Trước đó, công ty này chỉ mới gửi báo giá thực hiện việc thay thế thiết bị vật tư, vệ sinh màng lọc máy chạy thận cho Công ty Dược phẩm Thiên Sơn.

"Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Dược phẩm Thiên Sơn, gọi điện yêu cầu bị cáo ngày 28-5-2017 lên BVĐK tỉnh Hòa Bình thực hiện các hạng mục theo nội dung báo giá. Bị cáo khẳng định chưa có bất cứ hợp đồng nào giữa hai bên. Hợp đồng chỉ do Công ty Thiên Sơn ký trực tiếp với BVĐK tỉnh Hòa Bình từ trước đó" - bị cáo Quốc khai.

Trước HĐXX, bị cáo Quốc khai tường tận quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lọc nước máy chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình vào ngày 28-5-2017. Sau khi làm xong, Quốc chưa lấy mẫu nước để kiểm tra ngay mà gọi điện qua điện thoại cho Trần Văn Sơn để báo cáo việc đã "sửa chữa xong, nhờ xuống khóa cửa phòng, sáng hôm sau (29-5) sẽ lấy mẫu nước đi kiểm tra".

Tuy nhiên, khoảng 7 giờ 30 phút ngày 29-5-2017 khi đến BV, Quốc đã thấy điều dưỡng của Khoa Hồi sức tích cực tiến hành chạy thận nên hỏi sao không đợi lấy mẫu đi kiểm tra rồi chạy thì được trả lời là "không thấy ai nói gì". Quốc thừa nhận đã không ngăn chặn việc trên. "Bị cáo rất hối hận, vì sự tắc trách của mình mà gây ra hậu quả nghiêm trọng" - Quốc nói.

Trao đổi với Báo Người Lao Động sau phiên xử cùng ngày, luật sư Nguyễn Tiến Dũng, người tham gia bào chữa cho bị cáo Quốc, cho biết chiều 29-5-2017, có 2 người đến gặp Quốc tại BVĐK tỉnh Hòa Bình xưng là lãnh đạo Công ty Dược phẩm Thiên Sơn, yêu cầu ký một văn bản và nói rằng để "hoàn thiện hồ sơ". Trong những ngày xét xử sắp tới, các luật sư sẽ làm rõ việc hợp đồng ký kết sau khi đã xảy ra sự cố.

8 bệnh nhân chạy thận tử vong: Có dấu hiệu lập khống hợp đồng - Ảnh 1.

Ba bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm ngày 15-5

Bàn giao bằng miệng

Với trách nhiệm của cán bộ phụ trách vật tư và thiết bị y tế, tại tòa, bị cáo Trần Văn Sơn khai khoảng 9 giờ ngày 28-5-2017, anh ta đến Khoa Hồi sức tích cực thì đã thấy Quốc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy móc. Sau đó, Sơn đi về và cả ngày 28-5-2017 không quay trở lại BV để giám sát, kiểm tra.

Sơn khai chiều 28-5-2017, bị cáo nhận được điện thoại của Quốc thông báo hệ thống đã sửa chữa xong. Sau đó, Sơn gọi cho điều dưỡng Đỗ Thị Điệp thông báo lại việc này và nói: "Ngày mai các chị đến hoạt động bình thường vì kỹ sư vẫn còn ở đây. Mai em bàn giao biên bản cho chị".

Sơn cũng thừa nhận không có biên bản bàn giao, chưa lấy mẫu nước đi xét nghiệm theo quy định. Bị cáo này cho rằng đã đảm nhận việc theo dõi, kiểm đếm vật tư, thiết bị trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng nhưng chưa biết đến quy định phải lấy mẫu nước xét nghiệm trước khi đưa vào vận hành.

Trả lời thẩm vấn, bác sĩ Hoàng Công Lương cho biết trước khi xảy ra sự cố, bị cáo và mọi người trong khoa đều biết có việc sửa chữa hệ thống lọc nước. Đơn đề xuất sửa chữa do phòng vật tư viết, bác sĩ Lương và một điều dưỡng ký vào. Thế nhưng, bác sĩ này khai rằng "không được ai giao phụ trách máy móc".

Theo bác sĩ Lương, việc nhận bàn giao thiết bị y tế hoặc thuốc thường là điều dưỡng hành chính hoặc điều dưỡng trực hôm đó. Ngày 28-5-2017, chị Đỗ Thị Điệp là điều dưỡng trực được phân công là người nhận bàn giao hệ thống lọc nước. Cũng theo bác sĩ Lương, việc bàn giao giữa BV với công ty sửa chữa không phải là nhiệm vụ của Đơn nguyên Thận nhân tạo - Khoa Hồi sức tích cực. Đơn nguyên này chỉ được bên vật tư bàn giao lại để sử dụng.

Đề nghị áp giải cựu giám đốc BV

Ông Trương Quý Dương, cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, tiếp tục vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm sau 2 lần được triệu tập. Các luật sư tham gia bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương đề nghị HĐXX triệu tập ông Dương đến tòa, thậm chí xem xét áp giải đến tòa bởi ông liên quan đến nhiều tình tiết quan trọng trong vụ án, là người trực tiếp ký kết hợp đồng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị , vật tư.

Luật sư Lê Văn Thiệp, bào chữa cho bác sĩ Lương, cũng đề nghị triệu tập đại diện Bộ Y tế để cung cấp một số quy định, quy chế của ngành liên quan đến vụ việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo