xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cởi trói" cho tàu vươn khơi

Kỳ Nam - Hồng Ánh

Với việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép tàu cá công suất lớn dưới 15 m được cải hoán để cấp hạn ngạch đánh bắt xa bờ, hàng chục ngàn tàu cá của ngư dân miền Trung sẽ thoát cảnh nằm bờ

Sau khi Báo Người Lao Động liên tiếp phản ánh những bất cập việc tàu cá nằm bờ vì vướng quy định chiều dài không đủ 15 m, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã lấy ý kiến các tỉnh ven biển và cho phép cải hoán tàu cá.

Khổ vì "15 m"

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 10.000 tàu cá, trong đó có gần 1.400 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên chuyên khai thác vùng biển xa. Tuy nhiên, chỉ 768 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên có giấy phép khai thác vùng khơi. Qua rà soát, vẫn còn gần 600 tàu khai thác hải sản tại vùng khơi ở những ngư trường truyền thống như: Trường Sa, Hoàng Sa, DK1 nhưng không được cấp phép. Theo quy định mới, số tàu cá này do có chiều dài theo hồ sơ tàu cá dưới 15 m nên không được phân bổ hạn ngạch để cấp giấy phép khai thác xa bờ.

Cởi trói cho tàu vươn khơi - Ảnh 1.

Tàu cá công suất lớn ở tỉnh Phú Yên nằm bờ chờ cải hoán để ra khơi Ảnh: HỒNG ÁNH

Ngư dân phản ánh họ bị thiệt hại nặng do vướng quy định mới này. Ông Huỳnh Văn Quý (ngụ phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang), chủ tàu KH-93825-TS, cho biết tàu của ông có công suất 400 CV, đánh bắt ở ngư trường Trường Sa nhưng không được hưởng các hỗ trợ vì hồ sơ tàu cá đăng ký dưới 15 m. "Thực ra tàu tôi 16 m, công suất lớn nhưng giấy tờ đăng ký cũ dưới 15 m. Ngư dân chúng tôi quen đi xa bờ rồi nhưng quy định mới khiến nhiều tháng liền anh em không ra biển được. Nếu có đi biển thì cũng không được hỗ trợ. Do đó, nguyện vọng của ngư dân là làm lại giấy tờ để sớm được ra biển" - ông Quý nói.

Ngư dân Trần Ngọc Minh (ngụ xã Phước Đồng, TP Nha Trang) cũng rơi vào tình cảnh như thế, do tàu của ông có công suất máy 300 CV nhưng chiều dài tàu theo đăng ký chỉ 14 m. Ông Minh lo lắng: "Chúng tôi đã gắn bó lâu năm với nghề câu cá ngừ đại dương, nếu chuyển tàu sang hoạt động ở vùng lộng gần bờ sẽ rất khó khăn. Tôi đang tính sẽ nâng cấp tàu để đạt chiều dài hơn 15 m nhưng không biết nâng cấp rồi có được cấp phép khai thác ở vùng khơi hay không nên vẫn đang chần chừ và cho tàu nằm bờ".

Trong khi đó, vì mưu sinh nên không ít ngư dân vẫn cho tàu ra khơi xa. Một trong số đó, vào ngày 21-8 vừa qua, ông Huỳnh Văn Tuyển (ngụ phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), thuyền trưởng tàu PY-96293-TS, quyết định cho tàu ra khơi sau một thời gian dài nằm bờ. "Tàu của gia đình tôi hơn 15,4 m. Khi làm hồ sơ, để có số lẻ cho đẹp, cha tôi đã ghi trong hồ sơ là 14,9 m. Chỉ vì lý do này mà tàu không đủ điều kiện ra khơi xa, chỉ được khai thác lộng. Nghề của chúng tôi là câu cá ngừ đại dương, trong lộng làm gì có cá ngừ đại dương mà khai thác. Muốn chuyển đổi nghề cũng đâu có dễ vì phải có kinh phí sắm lại ngư cụ. Vì vậy, tôi chấp nhận không được hỗ trợ để ra khơi" - ông Tuyển giãi bày.

Gỡ vướng

Ông Lê Đình Khiêm, Trưởng Phòng Quản lý tàu cá và cơ sở hậu cần nghề cá thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân trong việc cấp giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi, chi cục đã tham mưu cho cấp trên để có chính sách, cơ chế hỗ trợ cho ngư dân. "Bộ NN-PTNT cũng đã làm việc với các tỉnh, thành về việc này, đồng ý cho phép nâng cấp cải hoán tàu công suất lớn lên hơn 15 m, đủ điều kiện hoạt động ở vùng khơi để bổ sung hạn ngạch cấp giấy phép khai thác vùng khơi vào năm tới" - ông Khiêm thông tin thêm.

Sau khi được gỡ vướng, hiện Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh, thành ven biển tổ chức hướng dẫn cho các chủ tàu nâng cấp, cải hoán để đạt đúng kích thước theo quy định để được cấp phép đánh bắt xa bờ. Theo đó, đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên đã được cấp phép hoạt động vùng khơi theo Nghị định số 33 năm 2010 của Chính phủ, chủ tàu cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm: Văn bản chấp thuận hoán cải tàu cá do Sở NN-PTNT cấp; thiết kế hoán cải tàu cá được cơ sở đăng kiểm tàu cá thẩm định, phê duyệt; hợp đồng với cơ sở đóng tàu để đưa tàu lên đà hoán cải. Thời hạn đăng ký trước ngày 31-12-2019, sau đó Bộ NN-PTNT xem xét, cấp bổ sung hạn ngạch giấy phép.

Theo ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh có gần 1.300 tàu cá công suất trên 90CV. Trong số này, thời gian qua chỉ có 451 tàu được cấp phép khai thác khơi xa, số còn lại phải nằm bờ. "Việc cho phép cải hoán tàu để đủ điều kiện hành nghề sẽ tháo gỡ khó khăn cho bà con. Chúng tôi tạo mọi điều kiện để bà con thuận tiện đăng ký, sớm ra khơi trở lại" - ông Phương cam kết.

Chia sẻ với những khó khăn của bà con ngư dân, ông Nguyễn Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nói: "Chúng tôi sẽ tổ chức cuộc họp giữa ngư dân với Sở NN-PTNT để hướng dẫn cụ thể cho người dân trong việc cải hoán để ra khơi sớm nhất". 

Ngư dân phấn khởi

Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn của cả nước. Toàn tỉnh có khoảng 3.000 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên. Cũng vì vướng quy định, hơn 1.300 tàu có chiều dài dưới 15 m không được đánh bắt xa bờ. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, những ngày qua, sau khi được sở thông báo đăng ký hồ sơ cải hoán, nhiều chủ tàu đã liên hệ hỏi thêm về thủ tục, gấp rút chuẩn bị giấy tờ. Dù phải đợi đến đầu năm mới được cấp hạn ngạch nhưng với việc được hỗ trợ ra khơi đánh bắt xa bờ, bà con rất phấn khởi.

V.Khánh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo