img

Từ chuyến bay đầu tiên "giải cứu" bà con người Việt từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) trở về nước, đến nay đã có hàng chục chuyến bay với sứ mệnh nhân đạo đưa người Việt gặp khó khăn ở nước ngoài về quê hương. Và trong những ngày tới, những cánh bay của các hãng hàng không Việt Nam vẫn tiếp tục đến nhiều nơi trên thế giới, vượt cả nửa vòng trái đất để đáp ứng tiếng gọi của con dân đất Việt.

Đại sứ Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan, cho biết giờ đây, khi biết rằng bà con và những người bạn nước ngoài đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Cần Thơ an toàn, cảm giác hạnh phúc lại ùa về trong ông. Mong cho bà con cách ly trong khỏe mạnh và không ai mắc Covid-19. Mừng cho con được gặp mẹ, bố được gặp con, vợ chồng được sum vầy, doanh nghiệp có người chèo lái…

Những điều đặc biệt về chuyến bay mang tên Bác Hồ - Ảnh 1.

Đại sứ Phạm Sanh Châu cùng các hành khách nhí

Trước đó, ngày 19-5, chuyến bay VN88 của Vietnam Airlines đã cất cánh từ sân bay quốc tế Indira Gandhi (thủ đô New Delhi, Ấn Độ), chở theo 341 hành khách gồm công dân Việt Nam và 4 người bạn nước ngoài về nước, kết thúc hành trình hơn 2 tháng của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ (ĐSQ) hỗ trợ đưa bà con về quê mẹ mà Đại sứ quán gọi là "Chiến dịch hoa kim tước" - loài hoa nở vàng rực rỡ khắp đất Ấn vào mùa hè.

"Chiến dịch Hồ Chí Minh phiên bản Ấn Độ" với 13 cánh quân

Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ đến khi có mặt ở Sân bay quốc tế Indira Gandhi đúng ngày sinh nhật Bác 19-5 để đón các bà con đổ về từ 17 tiểu bang được di chuyển trên 66 chuyến ôtô, khi nhìn thấy 3 chuyến bay nội địa của Indigo đưa gần 200 đồng bào cập cảng và máy bay Boeing 787 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tiến vào nhà ga T3, tim ông tưởng như vỡ òa vì xúc động.

Hơn 300 con người là hơn 300 số phận và hàng trăm câu chuyện khác nhau mà họ đã nếm trải trong 2 tháng sống trong cảnh phong tỏa nghiêm ngặt.

Để có ngày hôm đó, ông và các đồng nghiệp đã trải qua hơn 2 tháng với nhiều lúc tưởng "rụng tim", đã có lúc quãng đường phía trước mịt mù.

img
img
img

Ba chuyến bay thuê chuyến nội địa đưa đồng bào về "hội quân" tại New Delhi

Từ ngày 22-3, ngay sau khi chuyến giải cứu "trước giờ G" các công dân Việt Nam mắc kẹt tại Ấn Độ được tổ chức thì Chính phủ Ấn Độ thực hiện cấm các chuyến bay quốc tế đến và rời khỏi nước này.

Cũng từ đó, hòm thư của ĐSQ liên tục nhận được thư cầu cứu. Hai máy điện thoại của Đại sứ cũng hoạt động liên hồi khi nhận được rất nhiều tin nhắn và cuộc gọi. Sau khi Ban Chỉ đạo Quốc gia cho phép sơ tán công dân Việt Nam mắc kẹt về nước, cuộc đua "nước rút" bắt đầu để thực hiện điều mà các cán bộ ngoại giao tại ĐSQ gọi là "Chiến dịch Hồ Chí Minh phiên bản Ấn Độ" với chuyến bay mang tên Bác, vì cất cánh vào đúng sinh nhật Bác 19-5.

img
img
img
img

Cán bộ ĐSQ chuẩn bị "cơm nắm muối vừng" cho bà con

Ấn Độ là một tiểu lục địa rộng 3,3 triệu km3 (lớn gấp 10 lần Việt Nam) và từ cực nam đến cực bắc Ấn Độ hơn 4 tiếng bay với gần 1,4 tỉ dân và hệ thống y tế nhiều bất cập, mỗi ngày có 5.000 người nhiễm bệnh. Với 4 đợt phong tỏa kéo dài từ ngày 25-3 đến nay, cả đất nước gần như trong tình trạng "ngồi yên". Bản thân người dân Ấn cũng bị "mắc kẹt" trên chính đất nước họ khi chính quyền các bang đóng cửa biên giới giữa các bang khiến chính công dân Ấn không thể di chuyển về quê.

Cuộc đua "nước rút" đã được lên kế hoạch một cách bài bản, chi tiết và thay đổi linh hoạt tùy theo tình hình. Cả ĐSQ được chia thành 15 nhóm phụ trách bà con với các nhiệm vụ cụ thể. Mỗi nhóm phụ trách trung bình khoảng 30 bà con với yêu cầu phải gọi điện xác minh từng trường hợp cụ thể, nắm rõ hoàn cảnh, nguyện vọng, phân loại xem có thuộc một trong 4 nhóm ưu tiên của Chính phủ hay không.

Các trưởng nhóm tổng hợp gửi danh sách nhóm mình về Bộ phận Lãnh sự để rà soát và qua 6 lần chỉnh sửa, danh sách 343 bà con và 70 trường hợp dự bị được gửi về Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao để trình các cơ quan chức năng phê duyệt.

Trong khi đó, một số cán bộ được tách riêng để hỗ trợ công tác xin phép bay, xin giấy phép đi đường; hỗ trợ hậu cần như lo chỗ ở, ăn uống… cho bà con khi bà con di chuyển được về New Delhi; hỗ trợ xin phép 4 trường hợp người nước ngoài có hoàn cảnh đặc biệt xin phép được tham gia chuyến bay. Đó là một ông chủ doanh nghiệp cần nhập cảnh Việt Nam để kịp điều hành nhà máy, trả lương cho 700 công nhân Việt Nam vốn chưa được thanh toán lương kể từ khi ông chủ bị mắc kẹt ở Ấn Độ; một bà mẹ người Nga không thể rời đứa con 5 tuổi mang hai dòng máu Việt - Nga...

Đúng ngày Sinh nhật Bác 19-5, 13 cánh quân 340 người, đã di chuyển trên 66 chuyến xe, 3 chiếc máy bay, vượt hàng chục ngàn km của 17 tiểu bang và đi cả ngày lẫn đêm để kịp về "hội quân" tại sân bay Delhi.

img
img
img
img
img

"Hội quân" tại sân bay quốc tế Indira Gandhi (thủ đô New Delhi, Ấn Độ)

Đường dài không ngại bước chân

Từ khi bắt đầu thủ tục xin phép tổ chức chuyến bay đến khi chuyến bay được chấp thuận, có muôn vàn khó khăn nảy sinh. Thách thức lớn nhất là làm thế nào để bà con di chuyển được từ 17 bang trên toàn lãnh thổ Ấn Độ đến New Delhi trong khi mọi phương tiện công cộng và đường hàng không đều đóng.

Sau khi làm việc với Hãng hàng không Indigo Ấn Độ, phương án thuê 3 chuyến máy bay nội địa cất cánh từ 3 tiểu bang nhanh chóng được triển khai.

Những điều đặc biệt về chuyến bay mang tên Bác Hồ - Ảnh 5.

Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ cùng các tăng ni sinh

Tuy nhiên, khi lên xong phương án di chuyển thì tại các cuộc họp online hàng ngày để triển khai, ĐSQ thấy quân số của các nhóm cứ thay đổi liên tục. Có người từng khóc với Đại sứ, xin tạo điều kiện hết sức để được về Việt Nam lại xin rút ra khỏi danh sách, rồi lại xin vào, xin ra (có người xin vào, ra 6 lần). ĐSQ tìm hiểu và được biết có người trong túi chưa có đến 1,5 triệu đồng Việt Nam, có người sợ di chuyển đường bộ gặp nhiều bất trắc, có người đang mang bầu sợ ở lại thì không biết nương tựa ở đâu nhưng di chuyển hàng ngàn cây số cũng là một nguy cơ không nhỏ…

"Chúng tôi đau lòng mỗi khi nhận thấy sự giằng xé trăn trở của những người có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn giữa về nước nhưng không có tiền mua vé hay ở lại nhưng không biết ở đâu, ăn gì và sống thế nào!

Có người mẹ đi tu con cũng sang tu cùng và cả hai mẹ con đều hết tiền. Có người chủ chỉ hỗ trợ tối đa 50 USD trong khi cả 3 chặng đi ôtô đến sân bay, bay về Delhi rồi bay về Việt Nam có tổng chi phí lên đến hàng ngàn USD. Họ đắn đo suy nghĩ, căn ke từng đồng, từng hào một. Họ quyết định về rồi lại rút. Trong khi giá vé của các chuyến bay đặc biệt charter nội địa do ĐSQ thuê cứ lên xuống tuỳ thuộc số lượng khách sẽ bay"- Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ.

img
img

Hoàn lại tiền vé còn thừa cho bà con

Một cuộc quyên góp trong ĐSQ được tổ chức gấp rút để hỗ trợ các bà con đặc biệt khó khăn. "Chúng tôi chỉ có một mong ước. Ước rằng sẽ có một phép màu nhiệm để có thể đưa tất cả bà con mắc kẹt ở Ấn Độ trở về Việt Nam an toàn, bình an đúng vào ngày 130 năm kỷ niệm Sinh Nhật Bác. Nhưng trước hết mong họ có đủ tiền mua vé ôtô và máy bay, không bị cảnh sát giữ lại trên đường, không có tai nạn giao thông, không bị mệt và đói vì cả chặng đường dài hàng ngàn km không hàng quán và lên kịp các chuyến bay."- lời Đại sứ Phạm Sanh Châu.

Điều cảm động là khi biết tin cán bộ ĐSQ đang quyên góp những đồng lương hạn chế của mình giúp đỡ bà con, một số nhà hảo tâm đã đóng góp một phần cho các hoàn cảnh đang cơ nhỡ. Nhiều doanh nghiệp, người dân Ấn Độ chủ động viết thư, gửi tin nhắn đến ĐSQ đề nghị được đóng góp nhưng Đại sứ cảm tạ tấm lòng của họ và từ chối do đã lo liệu đủ. Nhiều người Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ chỗ ở cho các bà con cơ nhỡ trong khi chờ chuyến bay.

img
img

Những điều đặc biệt về chuyến bay mang tên Bác Hồ - Ảnh 8.

Vào những giây phút cuối cùng tiễn bà con lên máy bay vẫn còn những khó khăn phát sinh đột xuất: Máy bay cất cánh muộn hơn 2 tiếng, check-in cho hơn 300 người mà mất hơn 5 tiếng... Nguyên nhân là do thủ tục gia hạn visa rất phức tạp mà một số bà con là tăng ni, phật tử không biết khai. Bạn lại thay đổi mẫu đơn nên ai vi phạm không khai báo sẽ bị giữ lại và bắt phạt mỗi người 300 USD. ĐSQ lại phải khai giúp bà con và làm việc với xuất nhập cảnh để họ không phạt. Bên cạnh đó, đại diện hàng không phải viết thẻ lên máy bay cho từng hành khách bằng tay mà viết sai liên tục, lúc sai ngày, lúc sai tên, lúc lại sai cả ký hiệu chuyến bay. Khi bà con cầm thẻ này trình cửa khẩu họ không cho xuất cảnh vì thẻ lên máy bay không hợp lệ. Lại phải giúp bà con làm thẻ lên máy bay mới. Hơn nữa, chỉ mở một quầy thay vì 5 hay 6 quầy và in thẻ bằng máy...

"Bác dặn rồi :"Đảng ta phải lo cả tương, cà, mắm muối cho dân". Học theo lời Bác ĐSQ cũng lo cả cơm nắm muối vừng, khai tờ khai và đôi khi dắt dân đi qua cửa khẩu"- Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ.

img
img
img
img

Những khó khăn phát sinh ngay trước giờ lên máy bay

Và hiện nay, khi 341 bà con đã về tới đất mẹ Việt Nam, 31 "chiến sĩ" của ĐSQ Việt Nam tại New Delhi và Tổng Lãnh sự tại Mumbay lại bắt đầu một chiến dịch mới khi ở Ấn Độ vẫn còn nhiều bà con đã lỡ chuyến tàu về quê hương. Những công dân ở các nước mà ĐSQ kiêm nhiệm là Bhutan và Nepal đang chờ đợi một phép màu để trở về. Rồi một thanh niên đang đi lạc đến miền Đông Bắc Ấn Độ xa xôi cần được đưa về quê sau khi anh từ Cần Thơ đi bộ xuyên Myanmar đến Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ vừa gửi Công hàm thông báo có 12 công dân Việt Nam đã sử dụng hộ chiếu du lịch sai mục đích và đang bị tạm giữ vì vi phạm qui định về cách ly ở bang miền Nam Telangana…

Những con số biết nói

Chiến dịch được lập kế hoạch từ ngày 22-3-2020 sau chuyến bay thương mại cuối cùng trước thời kỳ phong toả (chuyến bay sơ tán đầu tiên đã đưa được gần 200 bà con về nước). Tuy nhiên, Chiến dịch Hoa Kim Tước liên tục bế tắc trong suốt 2 tháng trời do không tìm được cách di chuyển hơn 200 bà con ở miền Tây, miền Đông và miền Nam Ấn Độ (mà đi đường bộ sẽ mất 3 ngày 3 đêm) để lên đến Delhi để bay về Việt Nam.

Chỉ đến ngày 10-5-2020 khi cán bộ từ Tổng lãnh sự quán tại Mumbay gửi thông tin về việc ĐSQ Kenya đã thuê được Indigo bay 2 chuyến đến 5 tiểu bang để gom công dân Kenya đưa về Mumbay và từ Mumbay hãng hàng không Quốc gia Kenya Airways mới chuyển về nước thì Chiến dịch bước sang một bước ngoặt mới với các thông số sau:

- Tổng số bà con di chuyển : 341 người

- Tổng quãng đường di chuyển: 28.989 Km (bằng đi đường bộ từ New Delhi đến London và quay lại New Delhi)

- Tổng số phương tiện: 76 xe ôtô (4 chỗ, 12 chỗ, 24 chỗ và 40 chỗ); 3 máy bay Airbus 320, 1 máy bay Boeing 787-10.

- Tổng thời gian di chuyển : 643 giờ (27 ngày)

- Tổng số chi phí: 175.017,00 USD (4 tỉ đồng)

- Tổng số cuộc gọi điện thoại : 6.568 cuộc

- Tổng số các văn bản gửi về nước và chính quyền Ấn Độ các cấp : 215 văn bản

- Tổng số cán bộ tham gia chiến dịch: 31 cán bộ.

- Tổng số cuộc họp toàn bộ Ban Chỉ đạo : 11 cuộc

Một số hình ảnh:

img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img

img
img
img

Những điều đặc biệt về chuyến bay mang tên Bác Hồ - Ảnh 13.
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên