xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cú hích mới

Toàn Thanh

Ngay sau khi đợt dịch Covid-19 đầu tiên lắng lại, một số ngành như du lịch, vận tải, dịch vụ... đã nỗ lực hoạt động trở lại để vượt qua khó khăn thì không lâu sau, đợt dịch thứ hai tràn đến.

Đợt dịch thứ hai như cú đánh bồi khiến nhiều doanh nghiệp (DN) lao đao thêm lần nữa. Lần này cú đánh nặng hơn, thêm nhiều DN ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, nhiều người lao động (NLĐ) phải mất việc hoặc nghỉ chờ việc dài ngày.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đề xuất gói hỗ trợ lần 2 dành cho DN và NLĐ gặp khó khăn do dịch Covid-19. Kinh phí của gói hỗ trợ lần này lên tới 18.600 tỉ đồng, chủ yếu hỗ trợ về tín dụng để DN phát triển sản xuất - kinh doanh và NLĐ vay vốn ưu đãi để khôi phục, duy trì và mở rộng việc làm. Trong đó, ưu tiên DN sử dụng dưới 10 lao động, hợp tác xã và hộ kinh doanh (gọi chung là cơ sở sản xuất - kinh doanh), NLĐ tại khu vực nông thôn. Mức vay dự kiến đối với cơ sở sản xuất - kinh doanh là 2 tỉ đồng, với NLĐ là 100 triệu đồng. Thời gian áp dụng từ ngày 1-9-2020 đến 1-9-2021. Lãi suất vay 3,96%/năm (bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo). Kinh phí ước tính 15.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, sẽ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho NLĐ đang phải thuê nhà và (hoặc) nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị mất việc làm hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc đối với lao động có giao kết hợp đồng lao động. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng và 1 triệu đồng/trẻ em dưới 6 tuổi. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12-2020. Kinh phí ước tính 3.600 tỉ đồng.

Theo các chuyên gia, đối tượng thụ hưởng qua gói hỗ trợ lần 2 này khá sát tình hình thực tế, nhất là ưu tiên cho cơ sở sản xuất - kinh doanh. Nhóm này chịu tác động trực tiếp từ dịch Covid-19 trong lúc tiềm lực tự thân chưa đủ mạnh để chống chọi với đại dịch. Tuy nhiên, cần lưu ý tính khả thi qua việc đơn giản hóa thủ tục để nguồn vốn đến tay đối tượng thụ hưởng. Trước đó, với gói 62.000 tỉ đồng, đến hết tháng 7-2020 mới chỉ có gần 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí hơn 17.500 tỉ đồng. Gói vay không lãi suất 16.000 tỉ đồng hỗ trợ DN trả lương đến ngày 31-7 (kết thúc giải ngân) lại không có DN nào tiếp cận được. Gói gia hạn thuế và tiền thuê đất, dự trù 700.000 DN, đến ngày hết hạn nộp hồ sơ, Bộ Tài chính chỉ nhận khoảng 175.000 đơn, số tiền gia hạn chỉ đạt hơn 50.000 tỉ đồng/ 182.000 tỉ đồng trong kế hoạch.

Thực hiện mục tiêu kép, Chính phủ khẳng định không chỉ quan tâm giữ an toàn cho sức khỏe, sinh mạng người dân mà cũng tiếp sức DN để trụ lại, vượt qua đại dịch. Khi DN duy trì được sản xuất - kinh doanh, công nhân - lao động được bảo đảm việc làm, sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, các gói hỗ trợ có ý nghĩa lớn lao, càng phải được thiết kế với tính khả thi cao và vận hành nhanh trong đời sống xã hội. Đây cũng là cú hích để các DN đang tồn tại có những cơ hội kinh doanh có khả năng thực hiện trong thực tế, đem lại công ăn việc làm cho NLĐ, nguồn thu cho DN và cho đất nước. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo