xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc vận động người dân không xả rác: Căn cơ và quyết liệt hơn

TRƯỜNG HOÀNG - PHAN ANH

Những giải pháp căn cơ cùng sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của từng địa phương, từng cấp, từng ngành sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi thực hiện cuộc vận động người dân không xả rác

Qua 1 năm thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM về thực hiện cuộc vận động "Người dân TP không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước" (viết tắt Chỉ thị 19), lãnh đạo TP HCM đánh giá cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến tích cực về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn đó tình trạng rác thải tồn tại ở nhiều nơi nhưng các địa phương chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Xác định trách nhiệm của từng đơn vị

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan, những hạn chế trên có nguyên nhân từ việc xử phạt hành vi xả rác thải chưa thực hiện mạnh mẽ, chưa thể hiện tính răn đe. Do đó, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết định hướng trong những năm tiếp theo khi thực hiện Chỉ thị 19 là kiên quyết thực hiện nội dung này, đồng thời xác định trách nhiệm của các đơn vị liên quan. TP tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về môi trường, đặc biệt là xử lý hành vi vi phạm vệ sinh nơi công cộng. Trong đó, TP sẽ nghiên cứu các giải pháp tăng cường xử phạt làm cơ sở cho các địa phương thực hiện. Đặc biệt là nghiên cứu đề xuất áp dụng hình phạt lao động công ích đối với các trường hợp vi phạm quy định về vệ sinh nơi công cộng. TP cũng đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân không xả rác bừa bãi; cùng đó là việc giải quyết dứt điểm các điểm ô nhiễm về rác thải, duy trì chất lượng vệ sinh môi trường tại những khu vực đã được giải quyết.

Cuộc vận động người dân không xả rác: Căn cơ và quyết liệt hơn - Ảnh 1.

Hưởng ứng Chỉ thị 19, người dân và cán bộ phường Cát Lái, quận 2, TP HCM cùng nhau dọn rác ở các khu đất trống. Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Bên cạnh đó, theo ông Võ Văn Hoan, TP sẽ rà soát quy hoạch và hiện trạng cây xanh, mảng xanh, công viên; xây dựng các trạm trung chuyển ép rác kín, tiên tiến, hiện đại, tiến đến ngầm hóa các trạm. Ðồng thời, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi công nghệ của các nhà máy xử lý rác hiện hữu sang công nghệ đốt phát điện; đấu thầu chọn 1-2 dự án có tổng công suất đốt phát điện khoảng 2.000 tấn/ngày.

Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, cho rằng trong thời gian tới, để cuộc vận động đi vào chiều sâu, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi xả rác ra đường và kênh rạch, cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng (học sinh, sinh viên, đoàn viên, doanh nghiệp, công nhân, chủ nhà trọ, hộ gia đình, hộ kinh doanh mua bán, cơ sở sản xuất, người thu gom rác, cơ sở kinh doanh mai táng...). Ủy ban MTTQ TP phối hợp, nhân rộng mô hình của các cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Ủy ban MTTQ TP HCM cũng sẽ thường xuyên khảo sát việc thực hiện ở các địa phương, kịp thời phát hiện các mô hình, công trình, giải pháp, cách làm hay để giới thiệu, nhân rộng; làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có sáng kiến, giải pháp hay trong thực hiện cuộc vận động không xả rác ra đường và kênh rạch. Song song đó, phối hợp tổ chức giám sát theo các nội dung đã nêu trong kế hoạch, thực hiện lồng ghép việc giám sát phối hợp chính quyền đánh giá, công nhận khu phố, ấp, phường, xã không xả rác ra đường và kênh rạch.

Cấp ủy phải vào cuộc mạnh mẽ

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng để thực hiện có chất lượng, hiệu quả hơn nữa về cuộc vận động "Người dân TP HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước", trước hết, TP phải đẩy mạnh thực hiện quyết liệt cuộc vận động. Mỗi cấp ủy phải hiểu và nắm rõ được chủ trương "không xả rác ra đường và kênh rạch" là một nhiệm vụ chính trị mà cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo và lãnh đạo toàn diện, không được coi nhẹ ở nội dung nào theo đúng tinh thần Chỉ thị 19.

Cuộc vận động người dân không xả rác: Căn cơ và quyết liệt hơn - Ảnh 2.

Quét rác vương vãi trong các tuyến hẻm Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Kế đến, theo Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, cần có những giải pháp gắn với thực tiễn, sát với đặc thù phát triển của từng địa phương và tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Chính quyền các cấp cần xác định thực hiện cuộc vận động là nhiệm vụ trọng tâm, phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài, có lộ trình, bước đi cụ thể, không làm theo phong trào. Phải xem đây là quan trọng và hết sức cấp thiết vì liên quan đến cuộc sống của người dân.

Đặc biệt, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh mục tiêu "Vì TP sạch và giảm ngập nước" trong Chỉ thị 19, đang được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP quyết tâm thực hiện được xác định là không dễ dàng. Bởi trong tổng hòa các yếu tố cấu thành đô thị văn minh, hiện đại, vai trò của yếu tố con người với tư cách là cư dân đô thị có tính quyết định. Và trong khi tập quán, thói quen xả rác vẫn còn sức ì to lớn thì bên cạnh biện pháp hành chính, công tác tuyên truyền, vận động trở thành biện pháp quan trọng để tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương "không xả rác ra đường và kênh rạch". "Phải làm cho người dân hiểu rõ đây không phải nhiệm vụ của riêng cơ quan, tổ chức nhà nước, mà phải là nhà nước và nhân dân cùng làm, khi người dân đồng thuận sẽ tích cực, tự giác thực hiện thì lúc đó cuộc vận động không xả rác ra đường và kênh rạch mới thật sự căn cơ và bền vững…" - Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân phân tích. 

Cần mạnh dạn bài xích cái sai

Bà Nguyễn Thị Hiếu (phường Cô Giang, quận 1, TP HCM) cho rằng cần nâng cao ý thức người dân để làm sao người dân ý thức việc vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi sinh sống là trách nhiệm của chính mình... Bởi từ việc từng hộ dân vệ sinh sạch sẽ ở khu vực đang sống sẽ có khu phố sạch, phường sạch, quận sạch và TP sạch.

"Tôi đã từng chứng kiến nhiều người tiện tay vứt điếu thuốc, ly nước ở nơi công cộng; rồi những người vô tư xả rác trước đầu hẻm, giữa đường... nhưng ít ai nhắc nhở vì ngại động chạm. Vì vậy, tôi kêu gọi mọi người mạnh dạn nhắc nhở, các cuộc họp khu phố chỉ đích danh những hộ sinh hoạt chưa sạch sẽ xung quanh nhà mình. Có như vậy, mới mong trị dứt thói vứt rác bừa bãi ở khu dân cư" - bà Hiếu đề xuất. N.Phan

Tăng cường đối thoại

Ngày 14-1, ông Nguyễn Hữu Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM - đã có cuộc trao đổi ngắn với Báo Người Lao Động xung quanh việc thực hiện Chỉ thị 19.

Phóng viên: Thưa ông, để giữ vững "khí thế" đang có cũng như làm cho cuộc vận động người dân không xả rác ngày càng sâu rộng thì TP cần thực hiện những công việc cụ thể nào?

- Ông NGUYỄN HỮU HIỆP: Ngoài chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, nhân rộng và phát huy những mô hình hiệu quả thì các quận - huyện cần mở rộng ứng dụng mạng xã hội (Zalo, Viber, Facebook, Fanpage...) trong công tác tuyên truyền, tiếp nhận thông tin, xử lý các hành vi vi phạm về môi trường, đô thị. Kế đến, vận động nhân dân vệ sinh, dọn dẹp rác thải tồn đọng trước khu vực nhà cửa, vận động các nguồn lực trong nhân dân để làm sạch các tuyến đường và mảng tường ở khu vực công cộng. Tiếp tục giải tỏa các khu vực ô nhiễm do tồn đọng rác thải...

6-nguyen huu hiep-crop

O6ng Nguyễn Hữu Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM

Với đánh giá riêng của ông thì kinh nghiệm được rút ra sau 1 năm thực hiện Chỉ thị 19 là gì?

- Kinh nghiệm của cuộc vận động là chính quyền đối thoại với nhân dân. Thông qua đối thoại, vấn đề vệ sinh ở nhiều khu dân cư đã được giải quyết, ý thức của người dân được nâng cao. Ngoài ra, nhà nước cũng đang dần nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Do đó, việc tăng cường đối thoại là cần thiết cho cuộc vận động.

Kế đến, khi mọi người ý thức được việc xả rác bừa bãi là không tốt thì sẽ tham gia bảo vệ môi trường, bằng chứng là có không ít người sẵn sàng nhắc nhở và yêu cầu người vứt rác phải thực hiện nghiêm theo quy định - tức nhặt rác lên và bỏ rác đúng chỗ.

Đặc biệt, với những kết quả khả quan đạt được, rõ ràng chúng ta thấy khi nhà nước, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội... đi đầu trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động thì kết quả đạt được sẽ cao.

B.Ngọc thực hiện

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo