xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn về cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Minh Chiến - Văn Duẩn

(NLĐO)- Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định để cụ thể hoá chủ trương của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo, đột phá vì lợi ích chung

Chiều 4-11, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà về giải pháp để thu hút, trọng dụng nhân tài. Đồng thời, đề nghị Bộ trưởng cho biết đã tham mưu như thế nào với Chính phủ để cụ thể hóa Kết luận số 14 của Bộ Chính trị năm 2021 về chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn về cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định các câu hỏi đại biểu Lê Thanh Vân nêu là những vấn đề Bộ Nội vụ đang rất quan tâm. Theo đó, trọng dụng nhân tài là yếu tố truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay và quan điểm nhất quán của Đảng ta về thu hút, trọng dụng nhân tài đã được thể hiện rất rõ trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận.

Nhấn mạnh nhiều quốc gia đã làm nên sự thịnh vượng từ chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 140, thực hiện từ năm 2018 để trọng dụng, thu hút nhân tài.

Về kết quả, đến nay đã thu hút được 218 sinh viên xuất sắc, nhà khoa học. Bộ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá đây là con số "ít ỏi" so với nhu cầu công việc trong khu vực công hiện nay. Tuy nhiên, có điểm sáng là các địa phương như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc đã chủ động xây dựng cơ chế, thông qua Hội đồng nhân dân để có các chính sách thu hút nhân tài. Đến nay, các địa phương đã thu hút được khoảng 3.000 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, nhà khoa học trẻ.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, căn cứ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ đang xây dựng chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài.

"Với chiến lược này, chúng ta sẽ có các cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn, tốt hơn để thu hút, trọng dụng nhân tài. Hiện bộ đang lấy ý kiến các bộ ngành, liên quan, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyền liệt, đôn đốc để làm sao năm 2023 ban hành được chiến lược này" - Bộ trưởng cho hay.

Cùng với việc thu hút, trọng dụng nhân tài, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết đang thiếu cơ chế về việc khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo, dám đột phá vì lợi ích chung theo tinh thần Kết luận số 14 của Bộ Chính trị.

Đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn về cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn

Người đứng đầu Bộ Nội vụ cho hay đang thiếu hành lang pháp lý để khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Trong khi đó, hệ thống thể chế có mặt chưa đồng bộ, còn xung đột, chưa đảm bảo đầy đủ các yếu tố để cán bộ chúng ta dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, đột phá vì lợi ích chung.

Theo tinh thần chỉ đạo Thủ tướng, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, cụ thể hóa Kết luận số 14 của Bộ Chính trị.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (đoàn Đắk Lắk) nêu thực trạng giao số lượng biên chế viên chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ những năm qua đã làm cho nhiều địa phương không thể bố trí giáo viên theo đúng định mức, vị trí việc làm. Nhiều điểm trường, điểm lớp ở vùng biên giới, biển đảo, vùng sâu thiếu giáo viên và bố trí giáo viên không đúng vị trí. Vị đại biểu chất vấn về trách nhiệm của Bộ Nội trước tình trạng trên và giải pháp khắc phục thời gian tới.

Về thực trạng này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết hàng năm, Bộ Nội vụ không có thẩm quyền giao biên chế, mà chỉ đề xuất, tham mưu cho Chính phủ bổ sung biên chế giáo viên đáp ứng yêu cầu có học sinh thì phải có giáo viên.

Bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh thời gian tới cơ quan này sẽ kiến nghị sửa đổi cho phù hợp hơn về giao biên chế, đề nghị giao biên chế trên cơ sở định mức. Theo Bộ trưởng, các địa phương cũng cần sắp xếp lại quy mô hệ thống trường lớp, giảm bớt các điểm trường lẻ để giảm đầu mối, giảm biên chế giáo viên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo