xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dạy nghề chưa gắn với... nhu cầu

Bài và ảnh: Trường Hoàng

Có cả thị trường rộng lớn nhưng công tác dạy nghề tại TP HCM còn nhiều yếu kém: cơ sở, thiết bị lạc hậu, chưa dự báo được nhu cầu, chưa gắn kết với doanh nghiệp...

Ngày 24-8, Thường trực HĐND TP HCM tổ chức phiên họp giải trình về việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác giáo dục nghề nghiệp - đào tạo nghề - giải quyết việc làm gắn với đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn TP.

Chưa biết thị trường cần gì

Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM Lê Minh Tấn, từ năm 2016 đến tháng 7-2018, đã tổ chức đào tạo nghề cho 32.735 lao động nông thôn. Các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và cơ sở đã thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền và thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên học nghề. Cụ thể, năm 2016 đã tuyển sinh hơn 402.000 người học; năm 2017 có khoảng 463.000 người học; 7 tháng đầu năm 2018 tuyển sinh được gần 247.000 người học… Hiện TP có 517 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 444 cơ sở tư thục.

Tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn trong công tác dạy nghề, như việc phân luồng cho học sinh trung học cơ sở thời gian qua chưa mạnh; gắn kết giữa phân luồng với định hướng giáo dục nghề nghiệp chưa đồng bộ; cơ sở, thiết bị chưa kịp đổi mới; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đứng lớp chưa như mong muốn; thông tin thị trường lao động và nhu cầu thị trường chưa dự báo được. Quan trọng hơn, việc hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo khó khăn; công tác dự báo nguồn nhân lực chưa gắn kết giữa doanh nghiệp với trường đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Dạy nghề chưa gắn với... nhu cầu - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm phát biểu tại phiên giải trình

Sáp nhập các trường

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu cho biết tỉ lệ người lao động được đào tạo nghề ở TP ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2011 có 61,48% lao động được đào tạo thì đến tháng 7-2018 đã nâng lên 79,57%. Về số lượng lao động từ hơn 3 triệu người nay đã tăng lên hơn 4 triệu người; trong đó, tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ trọng yếu chiếm 78%.

"Hiện nay, chúng ta khuyến khích phân luồng các em học sinh phổ thông học nghề nhưng khi tuyển dụng có điều mâu thuẫn, bất cập là đưa ra tiêu chuẩn phải tốt nghiệp đại học. Phải tìm cách nào đó để có sự thay đổi, nếu không việc phân luồng học sinh sẽ rơi vào khó khăn" - bà Thu nói.

Phát biểu kết luận phiên giải trình, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị UBND TP rà soát, đánh giá lại cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã đáp ứng yêu cầu phát triển của TP hay chưa. Đồng thời, chương trình đào tạo phải tiên tiến; quan tâm đến đội ngũ giáo viên dạy nghề để có chính sách và lộ trình thực hiện cụ thể thu hút họ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, phải đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm yêu cầu từ nay đến cuối năm 2018, sơ kết việc sáp nhập các trường nghề, cơ sở đào tạo nghề nghiệp để nhân rộng cái tốt; đồng thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để công tác quản lý nhà nước thống nhất, đồng bộ. Ngoài ra, gắn đào tạo với nhu cầu dự báo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của TP. Trong đó, xem lại hoạt động của Trung tâm Dự báo nguồn lực TP, củng cố vững mạnh để đáp ứng yêu cầu dự báo nguồn nhân lực của TP. Chính sách lao động, giáo dục - đào tạo phải hợp lý nhằm tạo động lực, ý thức xã hội để khuyến khích, phân luồng học sinh.

Theo ông Lê Minh Tấn, những ngành nghề cần lao động của TP trong tương lai là cơ khí, điện tử, hóa dược, cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm, tài chính ngân hàng, cơ khí chế tạo, du lịch, điều dưỡng, công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, công nghệ nông nghiệp… 

Dễ bị sa thải

Tại phiên giải trình, nhiều đại biểu lo lắng về chỉ tiêu xác định trong giai đoạn 2016 - 2020, TP sẽ đào tạo việc làm trong các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ trình độ cao và các ngành công nghiệp, dịch vụ trọng điểm của TP đạt từ 85% - 90%. Đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm cho rằng TP có nhiều cơ sở đào tạo nghề nhưng khi vào làm việc, doanh nghiệp phải đào tạo lại. Đặc biệt, nhiều cử nhân ra trường với tấm bằng khá, giỏi nhưng tìm việc khó khăn hoặc tìm được việc làm nhưng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp nên cũng bị sa thải, gây lãng phí cho xã hội. "Nhu cầu lao động vừa thiếu vừa thừa, đào tạo rất nhiều nhưng không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp" - bà Trâm nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo