xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề án lệch ca, lệch giờ: Phải lấy ý kiến người dân

PHAN ANH

Người chịu ảnh hưởng việc bố trí lệch ca, lệch giờ trong ngành giáo dục là phụ huynh nên khi thực hiện đề án cần tham khảo ý kiến, nguyện vọng của họ

Sáng 5-10, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo chuyên đề tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án lệch ca, lệch giờ của ngành giáo dục trên địa bàn TP từ năm 2007 đến nay.

Giảm ùn tắc

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP, ngành giáo dục TP đã thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ từ năm học 2006-2007. Đánh giá 10 năm thực hiện đề án, ông Nguyễn Văn Gia Thụy, Phó trưởng Phòng Chính trị Tư tưởng Sở GD-ĐT TP, cho biết tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để chờ đón con em trước cổng trường đã giảm rất nhiều. Việc điều chỉnh lệch giờ học và giờ về giữa các trường cùng một tuyến đường trọng điểm được các trường tham gia khá tốt, làm giảm ùn tắc giờ cao điểm. Từ khi áp dụng đề án đã không còn ùn tắc giao thông mà chỉ ùn ứ chừng 10-15 phút.

Đề án lệch ca, lệch giờ: Phải lấy ý kiến người dân - Ảnh 1.

Học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Luông (quận 6, TP HCM) trong giờ tan học chiều 5-10 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Từ kết quả trên, ông Thụy đề nghị tiếp tục duy trì giờ vào học và giờ ra về như đã thực hiện từ năm 2007 đến nay; đồng thời, chỉ đạo các trường tăng cường chủ động điều chỉnh lệch giờ giữa các khối lớp hoặc giữa các trường, nhất là ở những địa bàn trọng điểm. Ngoài ra, sở sẽ tiếp tục khuyến khích các trường học sử dụng xe đưa đón học sinh của Trung tâm Hành khách công cộng TP.

Trong khi báo cáo của ngành giáo dục cho thấy sự khả quan của đề án thì nhiều sở, ngành khác vẫn còn nhiều băn khoăn. Nhìn nhận phương án bố trí lệch ca, lệch giờ đã mang lại những hiệu quả nhất định, song Viện Nghiên cứu phát triển TP cho rằng một số trường phổ thông vẫn còn hiện tượng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. "Nguyên nhân chính là ý thức của phụ huynh chưa tốt, sự phát triển của phương tiện cá nhân quá nhanh, hệ thống giao thông công cộng kém và học sinh chưa hình thành thói quen đi bộ đến trường" - TS Dư Phước Tân, Trưởng Phòng Nghiên cứu quản lý đô thị Viện Nghiên cứu phát triển TP, phân tích.

Ông Tân còn chỉ ra ngày nay nhiều gia đình có điều kiện thường đưa đón con bằng ô tô nhưng lại không chấp hành quy định đậu cách cổng trường 50 m nên dễ gây ùn tắc. Trong khi đó, các giải pháp hiện nay chủ yếu là nhắc nhở, không có chế tài. Ông Tân đề nghị phải kiên quyết xử phạt để tránh tình trạng vi phạm trước cổng trường trở thành thói quen.

Cần phối hợp nhiều giải pháp

Ở khía cạnh đơn vị quản lý hạ tầng giao thông, ông Hoàng Phúc Dũng, Phó trưởng Phòng Quản lý giao thông đường bộ (Sở Giao thông Vận tải) cho biết hiện TP có khoảng hơn 8 triệu phương tiện cá nhân, chưa tính xe từ các tỉnh vào làm việc hằng ngày. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông lại chưa được quy hoạch đồng bộ, phía trung tâm và vùng ven có sự mất cân đối, hạ tầng các phương tiện công cộng chưa hoàn thành khiến việc ùn ứ thường xuyên diễn ra.

"Dù thực hiện lệch ca, lệch giờ nhưng tình hình giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Việc giảm ùn tắc giao thông cần phối hợp nhiều giải pháp, trong đó áp dụng lệch ca, lệch giờ là phương án tương đối hiệu quả nhưng nếu tiếp tục thực hiện đề án trên thì cần nghiên cứu kỹ, tổ chức lấy ý kiến người dân trước khi áp dụng phổ biến" - ông Dũng nói.

Còn ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP, cho rằng phương án bố trí lệch giờ trong ngành giáo dục phải có sự đồng bộ phương án với các ngành khác. Theo đó, học sinh vào học sớm hoặc học trễ hơn 15 phút so với trước đây nhưng giờ làm của cha mẹ là cố định nên thời gian đưa con đi học vẫn không thay đổi.

"Chưa kể trẻ về sớm hơn 15 phút thì cha mẹ lại bỏ việc để đón con sớm hơn, ảnh hưởng đến việc cơ quan. Như vậy, người chịu ảnh hưởng việc bố trí lệch ca, lệch giờ trong ngành giáo dục là phụ huynh. Do đó, các cơ quan thực hiện đề án cần tham khảo ý kiến, nguyện vọng của họ" - ông Trung nói. 

Chưa được HĐND TP thông qua

Chủ trương học lệch giờ, làm lệch ca được chính quyền TP HCM nghiên cứu từ năm 2001. Tháng 10-2007, TP đưa ra kế hoạch với 8 giải pháp cấp bách nhằm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông. Trong đó, giải pháp đầu tiên và trọng tâm là bố trí lại giờ làm việc và học tập. Tuy nhiên, đề án đã không được HĐND TP thông qua.

Sau đó, TP thống nhất thí điểm bố trí lại giờ học tại các trường. Trước đó, bậc mầm non vào học lúc 7 giờ 30 phút, về lúc 16 giờ. Bậc tiểu học vào học lúc 7 giờ và 13 giờ, tan học lúc 11 giờ và 16 giờ 30 phút. Theo đề án điều chỉnh, bậc mầm non giữ nguyên khung giờ, bậc tiểu học vào buổi sáng giữ nguyên, buổi chiều học trễ hơn 15 phút. Các bậc học THCS, THPT điều chỉnh vào học trễ hơn 15 phút. Cùng với việc tổ chức chỉnh giờ học, TP cũng làm thí điểm điều chỉnh giờ làm đối với một số KCX-KCN, doanh nghiệp có đông người lao động.

Đến năm 2009, TP lại nhắc đến giải pháp lệch ca, lệch giờ nhưng đề xuất này vẫn không được HĐND TP thông qua. Cuối năm 2016, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa giao các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu đề án lệch ca, lệch giờ để kéo giảm tình trạng kẹt xe.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo