xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất thu phí sử dụng cao tốc đầu tư từ ngân sách

Bài và ảnh: Minh Chiến

Bộ Tài chính đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do nhà nước đầu tư.

Tờ trình cho rằng việc thu phí sử dụng là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh nguồn ngân sách để đầu tư các tuyến đường cao tốc còn hạn chế. Cơ quan này cũng chỉ rõ đường cao tốc ở Việt Nam còn khá khiêm tốn trên mạng lưới đường bộ, chỉ với 16 tuyến tổng cộng dài 968,7 km. Theo Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km. Như vậy, tỉ lệ tuyến đường cao tốc hiện có so quy hoạch mới đạt khoảng 15%.

Bên cạnh đó, chi phí bảo trì đường cao tốc khoảng 830 triệu đồng/km/năm, trong khi nguồn vốn ngân sách bố trí cho công tác quản lý, bảo trì hằng năm chỉ đáp ứng khoảng 35%-40% nhu cầu tối thiểu, dẫn đến tình trạng chất lượng đường xuống cấp nhanh chóng do không thực hiện đầy đủ công việc bảo dưỡng thường xuyên, chưa thực hiện sửa chữa đường bộ theo định kỳ. Theo Bộ Tài chính, xây dựng đường cao tốc đòi hỏi vốn rất lớn, suất đầu tư mỗi km cao tốc 4 làn khoảng 130 tỉ đồng và 6 làn khoảng 190 tỉ đồng. Thực trạng này là một trong những nguyên nhân cho thấy sự cần thiết phải xây dựng nghị quyết về phí sử dụng đường cao tốc do nhà nước đầu tư.

Đề xuất thu phí sử dụng cao tốc đầu tư từ ngân sách - Ảnh 1.

Một đoạn đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

Theo Bộ Tài chính, với sự ra đời của nghị quyết này sẽ huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc nhằm có thêm nguồn tài chính để đầu tư xây dựng mới và bảo trì các tuyến đường cao tốc do nhà nước đầu tư. Trong trường hợp không thu phí, Bộ Tài chính cho rằng người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ có xu hướng tập trung di chuyển trên đường cao tốc. Điều này dẫn đến lưu lượng phương tiện trên đường cao tốc tăng cao, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, giảm vận tốc lưu thông, hiệu quả khai thác đường cao tốc.

Để thu phí, Bộ Tài chính trình 2 phương án: Thu theo quy định pháp luật về giá và thu theo quy định pháp luật về phí, lệ phí.

Hiện nay, đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư không thu phí sử dụng đường bộ qua trạm thu phí, gồm: Láng - Hòa Lạc (30 km), Hà Nội - Thái Nguyên (64 km), Nội Bài - Nhật Tân (15 km), Mai Dịch - Thanh Trì (Vành đai III 28 km), TP HCM - Trung Lương (40 km), Lào Cai - cầu Kim Thành (trên biên giới Việt - Trung, 19 km). Theo Bộ Tài chính, nếu thu phí với mức 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn trên tổng 196 km này thì dự kiến hằng năm sẽ thu được khoảng 2.142 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Tương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, cho rằng các cấp có thẩm quyền cần cân nhắc vì các tuyến cao tốc đầu tư bằng ngân sách cũng là từ tiền thuế của người dân. Hằng năm, nhà nước đã thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, giờ lại phải đóng thêm một khoản phí để lưu thông trên đường cao tốc được xây dựng từ chính tiền thuế của họ. Đây là điểm chưa phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay và có thể 1-2 năm tới, người dân cũng như doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo