xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

DOANH NGHIỆP, NGƯỜI LAO ĐỘNG "ĐUỐI" SAU COVID-19 (*): Xoay trở để tồn tại

Phương An - Thái Phương - Thùy Dương

Doanh nghiệp phải tự cứu mình, lấy ngắn nuôi dài để tồn tại, tránh "rời cuộc chơi" khi dịch bệnh kéo dài và thị trường vẫn còn khó khăn

Trong lúc rất nhiều doanh nghiệp (DN) bị đình trệ, khốn đốn do dịch Covid-19, không ít DN vẫn "sống khỏe"...

Nhạy bén kinh doanh

Phó tổng giám đốc một công ty cổ phần chuyên sản xuất thực phẩm cho biết từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, doanh thu của công ty giảm mạnh. Nhận thấy không thể tiếp tục kéo dài tình trạng này, ban giám đốc xin ý kiến cổ đông để chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực y tế. Đến nay, khẩu trang N95 của công ty có chỗ đứng trên thị trường nội địa, xuất khẩu sang Mỹ. Công ty chuẩn bị nhập thêm một số thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất khẩu trang. "Công ty cũng đã có kế hoạch sản xuất găng tay y tế và kim tiêm bởi nếu có vắc-xin thì thế giới sẽ cần kim để tiêm vắc-xin, y - bác sĩ vẫn luôn cần găng tay y tế mỗi ngày" - phó tổng giám đốc một DN lạc quan.

Dịch bệnh kéo dài làm DN "mất ăn mất ngủ" nhưng cũng làm doanh nhân trở nên giỏi giang, nhạy bén hơn. Vị phó tổng giám đốc trên còn chia sẻ: "Tình hình khó khăn còn kéo dài ít nhất 1-2 năm nữa nên DN phải tính toán giải pháp cho mình: làm "cuộc cách mạng" tinh gọn, ứng dụng công nghệ, số hóa vào quản trị, sản xuất - kinh doanh và thay đổi phương thức bán hàng, mạnh dạn chuyển hướng để tìm cơ hội khác".

DOANH NGHIỆP, NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐUỐI SAU COVID-19 (*): Xoay trở để tồn tại - Ảnh 1.

Lĩnh vực sản xuất khẩu trang, vật tư y tế đang được nhiều doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư Ảnh: PHƯƠNG AN

Tận dụng cơ hội để làm giàu cũng là cách mà Công ty CP Truyền thông Du lịch Việt thực hiện. Ông Trần Văn Long, tổng giám đốc, nói do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty của ông gặp vô vàn khó khăn. Trong lúc chờ du lịch hồi phục, công ty chuyển hướng bán nông sản, nước rửa tay sát khuẩn; đồng thời xây dựng kịch bản ứng phó trong trường hợp dịch kéo dài 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và 2 năm...

Theo ông Long, nhờ chủ động ứng phó, từ tháng 4, lúc cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Công ty CP Truyền thông Du lịch Việt chuyển hướng sản xuất khẩu trang y tế. Từ vài chiếc máy ban đầu, đến nay công ty có các nhà máy sản xuất khẩu trang y tế ở quận 12, huyện Củ Chi và Hóc Môn (TP HCM) và 2 tỉnh Long An, Tiền Giang. Tại miền Bắc, công ty liên kết với đối tác mở thêm 2 nhà máy; hợp tác cùng Công ty CP Đầu tư Ecom Net phân phối độc quyền khẩu trang y tế, cùng với trang phục chống dịch, các sản phẩm y tế dùng một lần. Công ty cũng đầu tư một nhà máy tại Việt Nam để sản xuất nguyên liệu màng lọc kháng khuẩn meltblown cho khẩu trang. Sự khác biệt của khẩu trang này là 100% nguyên liệu có nguồn gốc từ Việt Nam, đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Các sản phẩm của công ty cũng được xuất khẩu sang Mỹ.

"Đầu tư trong lĩnh vực y tế là lâu dài chứ không phải đầu tư cơ hội, hay mùa vụ. Với diễn biến dịch bệnh như hiện tại, du lịch có thể mất một vài năm nữa mới hồi phục. Khi thị trường hồi sinh, công ty vẫn tiếp tục phát triển du lịch song song với sản xuất vật tư y tế. Chúng tôi cũng đã lên kế hoạch mở một nhà máy sản xuất các mặt hàng y tế tại Mỹ. Dự án hiện đã được duyệt tại bang Maryland" - ông Trần Văn Long chia sẻ.

Lấy ngắn nuôi dài

Theo số liệu của Cục Quản lý kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 8 tháng năm 2020, cả nước có đến 68.856 DN rút lui khỏi thị trường; trong số này, 34.288 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 24.215 DN chờ giải thể, 10.353 DN hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng có 9.249 DN rút lui khỏi thị trường, tăng 15,9% so với trung bình 8 tháng năm 2019. Những số liệu trên cho thấy DN bị "đuối", thấm đòn sau 2 đợt dịch vào đầu năm và từ tháng 4 đến nay.

Câu hỏi đặt ra là trong thời gian tới, sẽ còn bao nhiêu DN "rời cuộc chơi" khi dịch bệnh dự kiến kéo dài và thị trường vẫn còn khó khăn? Ông Dương Hoan Tuyên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH LEO (sở hữu thương hiệu thêu tay Ninh Khương), cho rằng hơn ai hết, DN phải tự cứu mình, tìm cách lấy ngắn nuôi dài, "nín thở qua sông".

Theo ông Tuyên, chiến lược của DN hiện tại là tính dòng tiền bằng tuần, thay vì bằng tháng, năm như trước. DN cần tháo gỡ từng nút thắt để tìm cơ hội vượt qua. "Giải pháp chúng tôi đang làm là đàm phán để khoanh các khoản nợ hiện có nhằm giảm áp lực dòng tiền. Đàm phán với nhân viên bán hàng để nhận lương thấp lại và hưởng hoa hồng trên sản phẩm bán ra. Đàm phán với nhân viên văn phòng nhận lương ít và được ghi nợ, sau này công ty trả lại. Đàm phán với tất cả nhà cung cấp để giãn nợ. Đàm phán với chủ nhà để giảm giá thuê mặt bằng... Mọi giải pháp này nhằm duy trì hoạt động, không để DN phải đóng cửa" - ông Tuyên nói về giải pháp trụ lại trong dịch.

Liên tục từ tháng 7 đến nay, tổng giám đốc một công ty chế biến hải sản xuất khẩu đi lại như con thoi giữa TP HCM và các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Cà Mau gặp gỡ đối tác, bạn hàng để thăm hỏi và thương thảo lại hợp đồng. "Tôi trao đổi thẳng với họ những khó khăn của công ty và đề nghị các bên cùng chia sẻ. Kết quả thu về khá khả quan, hầu hết nhà cung cấp chấp thuận điều chỉnh giá, giảm 5%-15% so với trước đó. Trong lúc đơn hàng xuất khẩu sang những thị trường chính giảm đến 80%, thị trường nội địa còn quá mới mẻ thì việc cắt giảm chi phí giá thành rất có ý nghĩa" - tổng giám đốc này cho hay.

Ngoài thành công trong việc thương lượng được giá nguyên vật liệu, công ty này còn nhận gia công nhãn hàng riêng cho một số hệ thống siêu thị với số lượng lớn, duy trì được việc làm cho công nhân.

Không dễ chuyển sang kênh online

Xu hướng bán hàng online đang được nhiều DN lựa chọn như một cách để tiếp cận khách hàng, có thêm dòng tiền cho hoạt động kinh doanh trong lúc khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, với nhiều DN bán hàng theo cách truyền thống, bài toán này không đơn giản.

Lãnh đạo một DN trong lĩnh vực thời trang phân tích để đầu tư cho kênh online, DN cũng cần nhân sự quản trị website, nhân viên chụp hình, chỉnh sửa hình, rồi cả studio chụp hình. Đăng hình ảnh lên phải có nhân viên theo dõi, nhận đơn hàng, trả lời khách hàng, giao hàng... Tất cả những khâu này chiếm tới 10%-20% doanh số bán hàng, trong khi DN kiệt quệ vì dịch thì không có nguồn tiền để đầu tư...

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 14-9

Kỳ tới: Tiếp sức cho doanh nghiệp

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo