xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Độc đáo hai giếng cổ Chăm ở Ninh Thuận

Lê Trường

(NLĐO) - Thách thức cả nắng hạn, khô khốc; 2 giếng cổ của một làng người Chăm ở Ninh Thuận vẫn luôn đầy nước. Điều kỳ diệu ấy đã hiện hữu từ hàng trăm năm qua trên xứ sở đầy nắng và gió vùng cực Nam Trung bộ này.

Thành Tín – một làng Chăm thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) – được ví như tiểu vùng sa mạc của tỉnh này. Thế nhưng, từ hàng trăm năm qua, ruộng vườn của bà con địa phương vẫn luôn xanh tươi, kể cả những năm hạn hán khốc liệt nhất. Điều lạ ấy là nhờ nguồn nước từ 2 giếng cổ của làng như một đặc ân của thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất nắng gió này.

Mạch nguồn không bao giờ cạn

Giữa năm 2018, khi Ninh Thuận đang lúc hạn hán dữ dội nhất, chúng tôi về làng Thành Tín để tận mắt nhìn thấy sự độc đáo của 2 giếng cổ.

Sư cả Kiều Bình - xấp xỉ tuổi cửu tuần, trụ trì chùa Bà ni Thành Tín – đưa chúng tôi ra thăm giếng. Thật diệu kỳ, trong khi tất cả giếng nước trong làng đều gần như trơ đáy thì mạch nước mát từ lòng 2 giếng cổ vẫn phun trào, làm dịu cái nóng như thiêu đốt của tiểu vùng sa mạc này. Sư Bình bảo không biết chính xác 2 giếng cổ có từ khi nào, nhưng theo một số tài liệu được người làng lưu giữ thì chí ít cũng không dưới 300 năm.

Độc đáo hai giếng cổ Chăm ở Ninh Thuận - Ảnh 1.

Giếng cổ như một phẩm vật quý mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Thành Tín

Khác với những giếng nước của người xưa thường có hình tròn, được xây bằng gạch, sâu hơn 3m; giếng cổ của làng Thành Tín rất cạn, chỉ độ 2m, thành giếng có hình vuông (mỗi bề rộng 2m), được quây bằng những tấm gỗ. Theo phong tục của người Chăm, 2 giếng được đào cách nhau hơn 10m. Giếng phía mặt trời mọc gọi là giếng cái (pingung Dố); giếng phía mặt trời lặn gọi là giếng đực (pingung Ngo). Tục làng quy định phụ nữ lấy nước, tắm gội ở giếng Cái, nam giới sử dụng giếng đực. Đến nay, quy định này vẫn được người dân địa phương tuân thủ nghiêm ngặt.

Độc đáo hai giếng cổ Chăm ở Ninh Thuận - Ảnh 2.

Nguồn nước của 2 giếng cổ đã phục vụ sinh hoạt, sản xuất của bà con Chăm địa phương từ hàng trăm năm qua

Phía ngoài miệng giếng cổ, dân làng Thành Tín đào một dòng mương nhỏ để dẫn nước. Ông Thành Ngọc Sinh – một lão làng – giải thích: "Nước sạch trong lòng giếng dùng để uống, tắm giặt. Nước từ giếng phun trào liên tục, tràn ra ngoài, sẽ theo dòng mương, chảy đều đặn ra đồng. Nguồn nước này đủ tưới cho gần 100 ha ruộng vườn của người dân Thành Tín". Theo ông Sinh, hơn 80 năm sinh sống ở làng quê này, ông chưa bao giờ thấy giếng cạn. Mùa nắng như thiêu đốt, 2 giếng cổ vẫn đầy ắp nước. "Hạn hán ở đâu không biết, chớ quê mình thì chẳng bao giờ thiếu nước tưới. Rẫy táo, vườn nho, đồng lúa của bà con vẫn luôn xanh tươi nhờ vào nguồn nước giếng cổ đó"- ông Báo Hưng, một lão nông địa phương, tự hào. Hầu hết người dân Thành Tín bảo điều kỳ diệu này như một đặc ân của thiên nhiên ban tặng cho họ.

Bảo vệ di tích

Trước năm 2005, trên 4,000 người dân Thành Tín sinh sống nhờ vào nguồn nước ngọt của hai giếng cổ. Gần 13 năm qua, huyện Ninh Phước xây dựng hệ thồng nước tự chảy để tưới bổ sung ruộng vườn của nông dân địa phương và lắp đặt nước máy đến từng gia đình của người dân Thành Tín. Tuy nhiên, theo các già làng, sư cả ở Thành Tín thì mạch nước của 2 giếng cổ vẫn được xem là trong lành, linh thiêng nhất. Cho nên, khi làng có lễ, cúng tế, tất thảy đều sử dụng nước của 2 giếng cổ.

Để tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền hiền đã tạo dựng giếng, từ hàng chục năm qua, ban phong tục của làng Thành Tín đã cắt cử người trông coi 2 giếng cổ. Hiện trên thành giếng có khắc dòng chữ bằng tiếng Chăm "Bảo vệ di tích giếng cổ làng" như lời nhắn nhủ để các thế hệ người Chăm Thành Tín có trách nhiệm giữ gìn phẩm vật quý báu này của địa phương.

Theo ông Báo Hưng, vào các năm 1977, 2005, bà con người Chăm Thành Tín đã tôn tạo 2 giếng cổ bằng cách dùng gỗ da đá (loại gỗ chịu được nắng gió) để quây lại thành giếng và dọn dẹp vùng đất quanh giếng để khơi nguồn sinh thủy cho nguồn nước . "Vào dịp tháng tư Chăm lịch hằng năm, người Thành Tín lại tổ chức lễ cúng giếng cổ để tri ân tổ tiên, giúp dân làng có cuộc sống ấm no, sum vầy từ bao đời qua" – ông Bá Hưng bộc bạch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo