xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đối mặt với thất nghiệp

Diệp Châu

Thách thức về thất nghiệp trong cuộc CMCN 4.0 trở thành chủ đề được nhắc đến nhiều trong cuộc họp báo "ASEAN từ một góc nhìn" vào cuối chiều 12-9, do các lãnh đạo của Công ty PwC làm diễn giả chính.

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Borge Brende đưa ra con số hằng ngày có 10.000 thanh niên ASEAN gia nhập vào lực lượng lao động. Đây là lực lượng rất lớn, rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ASEAN. WEF hy vọng cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra các công việc, đồng thời mang tính bao trùm hơn và bền vững hơn nữa.

Đối mặt với thất nghiệp - Ảnh 1.

Vấn đề thất nghiệp được các diễn giả quan tâm tại cuộc họp báo “ASEAN từ một góc nhìn”. (Ảnh do Ban Tổ chức WEF ASEAN 2018 cung cấp)

Ông Justin Wood, Giám đốc chiến lược khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF, cho rằng một trong những tác động lớn nhất CMCN 4.0 mang lại là về lĩnh vực việc làm. Các công việc cũ sẽ biến mất, công việc mới sẽ xuất hiện.

Cũng tại cuộc họp báo này, các diễn giả nhận định năng suất lao động là thách thức số 1, đòi hỏi chính phủ các quốc gia ASEAN phải cải cách về thể chế và cơ sở hạ tầng. Nhiều câu hỏi đặt ra là mỗi quốc gia ở chặng đường phát triển khác nhau cần xem vấn đề của mình là gì? Trong đó Việt Nam, một quốc gia có thu nhập trung bình, phải làm gì?...

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Giám đốc PwC Việt Nam, nhìn nhận tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay được xem là cao nhưng GDP trên đầu người và các hệ số khác còn thấp, trong khi dân số đang già hóa. Với lực lượng lao động hơn 50 triệu người hiện nay, vấn đề đặt ra là làm sao để tạo ra công ăn việc làm cho ngần ấy người. Đây là thách thức lớn của Việt Nam.

Trong nền kinh tế số, Việt Nam có thể đào tạo nhân sự như thế nào khi 18% dân số hiện nay chưa có kỹ năng đầy đủ? Bà Vân đặt ra băn khoăn này và cho rằng trước đây, Việt Nam dựa vào lao động chi phí thấp, còn hiện nay nằm ở nửa dưới của các quốc gia có năng suất lao động cao. Do vậy, muốn nâng cao năng suất, Việt Nam cần tập trung vào đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nghệ và đào tạo. Thực tế nhiều DN ở Việt Nam đã thành công cả về nguồn lực con người và công nghệ khi chủ động giải quyết tốt vấn đề này. "Để nâng giá trị gia tăng, cần biết rằng đầu tư vào công nghệ thì nhanh nhưng đầu tư vào nguồn lực, đào tạo kỹ năng cần một thời gian rất dài" - bà Vân nói.

Trả lời câu hỏi hiện Việt Nam có thể dễ dàng rơi vào "bẫy thu nhập trung bình", làm thế nào để thoát khỏi nó khi mà nguồn ODA dường như không được như xưa, bà Đinh Thị Quỳnh Vân nhận định: Việt Nam vẫn còn duy trì là một quốc gia thu nhập trung bình rất lâu nữa. ODA trước đây dễ vay được nhưng nay giảm thì Việt Nam phải tìm nguồn thay thế; cần chi tiêu vào đâu, chi tiêu thế nào; trong đó quản lý chi tiêu đầu tư công thế nào là một câu hỏi quan trọng. Trong bối cảnh ấy, bà Vân đưa ra gợi mở: Cần huy động nguồn kinh tế tư nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ý KIẾN

Ông KLAUS SCHWAB, Chủ tịch WEF:

Chuẩn bị kỹ cho sắp tới

Muốn thành công trong tương lai, cần tận dụng lợi thế đến từ cuộc CMCN 4.0. Để đạt được thành công trong cuộc cách mạng này, chẳng có cách nào khác là xây dựng một xã hội cởi mở, chào đón sự thay đổi, đồng thời chuẩn bị kỹ càng cho những gì sắp tới.

Chúng ta không thể xem nhẹ cuộc CMCN 4.0 vì nó có tác động mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn về kinh tế và xã hội của thế giới. Đây không phải là một cuộc cách mạng đơn thuần về một công nghệ, mà nhiều công nghệ khác nhau, y học, xe hơi tự lái… Do đó, cần hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng này; các nền kinh tế cần đưa ra những chính sách, giúp doanh nhân nắm bắt cơ hội. Việt Nam cũng như các quốc gia ASEAN không nên coi đây là một đe dọa mà là cơ hội để trở thành một khu vực có tính cạnh tranh cao nhất trong tương lai.

Ông LÊ HỒNG MINH, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VNG:

Hãy làm những điều khác biệt

VNG trở thành một start-up kỳ lân (unicorn) duy nhất tại Việt Nam. Thế hệ của tôi là một thế hệ may mắn khi sinh trưởng đúng vào thời điểm máy tính để bàn đã khá phổ biến và mạng internet đã bắt đầu xuất hiện rộng rãi. Nhưng những điều kỳ diệu này sẽ trở thành điều bình thường trong tương lai. Vì thế, thế hệ trẻ ngày nay nên hình dung về tương lai 20 năm nữa. Đó chính là tương lai của các bạn. Đừng làm những điều bình thường, hãy làm những điều khác biệt. Nếu muốn xây dựng những doanh nghiệp tỉ USD tiếp theo của Việt Nam thì đừng xuất phát từ những ý tưởng thông thường. Phải lựa chọn những ý tưởng "không thể tưởng tượng nổi" trong bối cảnh hiện tại. Đó chính là cách chúng ta phát triển.

Ông BÙI THẾ DUY, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:

Chấp nhận thất bại để tốt hơn

Các bạn trẻ cần thay đổi quan điểm về độ tuổi khởi nghiệp thành công. Không phải ai mới ra trường đều cũng có thể sớm trở thành ông chủ. Ở Israel, độ tuổi trung bình của các start-up là 40, tức nếu để khởi nghiệp thành công, phần lớn họ đã đi làm một thời gian đủ để tích lũy nhiều kinh nghiệm. Một nhận thức nữa là phải biết chấp nhận thất bại. Sau thất bại, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hướng đi hiện tại và tìm những con đường tốt hơn cho tương lai. D.NGỌC ghi


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo