xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản

Bài và ảnh: CA LINH

Việc đưa trái cây tươi đi các tỉnh chưa mang lại hiệu quả kinh tế do tỉ lệ dập nát cao trong quá trình vận chuyển

ĐBSCL đóng góp rất lớn sản lượng nông thủy sản cho xuất khẩu nhưng hạ tầng trong vùng chưa được đầu tư tương xứng. Theo các chuyên gia, việc hình thành trung tâm logistics lớn chính là đòn bẩy để đẩy mạnh năng lực tiêu thụ trái cây cho nông dân cũng như giúp doanh nghiệp (DN) giảm chi phí vận chuyển.

Thiếu kho bảo quản

Khâu bảo quản là điểm yếu trong việc xuất khẩu nông sản. Toàn vùng ĐBSCL chỉ có 6 kho lạnh, tập trung tại Long An, TP Cần Thơ, Hậu Giang với công suất 50.000 tấn, không đáp ứng được năng lực sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá bảo quản nông sản sau thu hoạch là khâu yếu trong vùng, tổn thất nông sản sau thu hoạch dao động từ 10%-20%. Hạ tầng cơ sở như phương tiện vận tải, kho lưu trữ, bảo quản không phù hợp và chưa đủ đáp ứng; công nghệ bảo quản tiên tiến chưa được nghiên cứu, chuyển giao đưa vào ứng dụng phổ biến.

Đơn cử, ở mặt hàng trái cây, thời gian tiêu thụ từ 3-5 ngày, trái cây chín thì giá sẽ xuống rất nhanh và có thể mất trắng. Việc đưa trái cây tươi đi các tỉnh chưa mang lại hiệu quả kinh tế do tỉ lệ dập nát cao trong quá trình vận chuyển. Trong khi đó, người nông dân chỉ gặp 1-2 thương nhân mua tại vườn nên khó có cơ hội bán đúng giá. Ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX Mãng cầu xiêm Thuận Hòa (tỉnh Hậu Giang), chia sẻ: "Do trái cây dễ bị dập khi vận chuyển xa nên nông dân chỉ tiêu thụ tại chỗ, hay vận chuyển trái cây đến nơi gần, ngại đưa đi các tỉnh xa, nhất là phía Bắc để xuất khẩu. Đầu tư hệ thống bảo quản trái cây được lâu hơn, tránh hư hỏng và chín nhanh là rất cần thiết".

Đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản - Ảnh 1.

ĐBSCL còn thiếu kho lạnh để bảo quản trái cây. Trong ảnh: Vận chuyển bưởi Năm Roi từ Vĩnh Long đến TP HCM tiêu thụ

Việc thiếu kho bãi cũng gây khó khăn cho DN xuất khẩu. Bà Lê Thị Thu Trúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến thực phẩm xuất nhập khẩu Phú Thịnh (Hậu Giang), cho biết vào mùa thu hoạch rộ trái cây, DN gặp áp lực lớn khi ký hợp đồng với nông dân và HTX thu gom số lượng đủ để xuất khẩu cả năm vì thiếu nơi bảo quản, công nhân và máy móc thiết bị không đáp ứng kịp. "Điều này dẫn đến những trái cây mua về nếu tồn thì qua vài ngày, vài tuần tỉ lệ hao hụt, hư hỏng cao khiến chi phí tăng. Ngoài ra, sản xuất thành phẩm ra nhiều phải có kho đông lạnh để lưu trữ. Công ty cũng đầu tư kho bãi lưu trữ nhưng không thể mỗi lần tăng khách hàng là phải mua thêm đất xây kho, chi phí này lớn" - bà Trúc trăn trở.

Chi phí cao, khó cạnh tranh

Theo số liệu từ Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright công bố, nhu cầu vận chuyển hàng hóa nông thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL từ 17-18 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, 70% hàng hóa xuất khẩu này phải chuyển về các cảng ở khu vực TP HCM và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, khiến chi phí vận tải DN phải gánh cao hơn từ 10%-40% tùy từng tuyến. Cảng Cái Cui đặt tại Cần Thơ dù được kỳ vọng đưa hàng hóa xuất khẩu cho vùng nhưng tàu có tải trọng lớn không vào được do vướng luồng vào. Ngoài ra, vận tải thủy nội địa của vùng phải phụ thuộc vào con nước và độ tĩnh không của cầu, dẫn đến thời gian trung bình vận chuyển tuyến Cần Thơ đi Cát Lái và Cần Thơ đi Cái Mép - Thị Vải lần lượt là 18 giờ và 36 giờ, trong khi vận tải đường bộ trung bình 5-8 giờ.

Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (tỉnh Bến Tre), nhìn nhận: "Hiện cước vận chuyển trái cây tươi sang Mỹ từ 6-6,2 USD/kg. Một số mặt hàng có công nghệ bảo quản chưa bảo đảm, phải đi đường hàng không thì sản lượng đang có chiều hướng giảm do giá cao, khó cạnh tranh với nước khác, đặc biệt là Thái Lan. Công ty hiện có nhiều vùng nguyên liệu ở vùng sâu, vùng xa, chúng tôi muốn hỗ trợ nông dân nhưng ngoài khả năng của doanh nghiệp. Tôi mong muốn hạ tầng ĐBSCL được đầu tư đúng mức để DN xuất khẩu có thể tiếp cận được vùng trồng của nông dân. Điều này giúp DN giảm chi phí cũng như bảo đảm nguồn thu cho nông dân thay vì họ phải bán qua thương lái".

Ông Phạm Tiến Hoài, Tổng Giám đốc Công ty Hạnh Nguyên Logistics, cho biết DN xuất khẩu muốn mua thanh long thì tới Long An, mua bưởi lại qua Bến Tre, gom mít xuống Hậu Giang… Đi nhiều nơi để gom nông sản sẽ làm tăng chi phí. Vì vậy, để nông sản có cơ hội bán được nhiều thì cần có một trung tâm logistics lớn tập hợp các dịch vụ để hỗ trợ 3 nhà: nhà nông, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu".

Cần duy tu kênh Quan Chánh Bố

Theo ông Võ Thanh Phong, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng hải Hậu Giang (Vinalines Hậu Giang), Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện, duy tu kênh Quan Chánh Bố, bảo đảm cho tàu biển có trọng tải lớn vào các bến cảng biển trên sông Hậu (10.000 tấn đầy tải, 20.000 tấn giảm tải). Đây là vấn đề "sinh tử" đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics vùng ĐBSCL. Đồng thời, mở rộng và nạo vét kênh Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) trên tuyến thủy lộ quốc gia, huyết mạch nối TP HCM, Long An với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bảo đảm cho các loại sà lan trọng tải trên 3.000 tấn lưu thông thuận lợi hai chiều không phụ thuộc vào con nước lớn ròng. Từ đó, rút ngắn thời gian cũng như chi phí vận tải cho hàng hóa, đặc biệt là container lưu thông tuyến TP HCM - Long An - Tây Nam Bộ - Phnom Penh.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo