xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đóng góp không mệt mỏi

Đại sứ Phạm Quang Vinh (Chủ tịch Hội Việt - Mỹ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao). BÍCH NGỌC (ghi)

Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả cho mục tiêu phát triển chung của thế giới.

Năm 2021, thế giới và khu vực chứng kiến rất nhiều biến động sâu sắc, đan xen nhiều chiều cả cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã chủ động thích ứng và tạo được tâm thế mới trong quan hệ quốc tế, củng cố vị thế mới cho đất nước.

Nhiều sáng kiến từ Việt Nam

Đáng chú ý, 2021 là năm Việt Nam kết thúc nhiệm kỳ 2 năm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ), là dịp để chúng ta nhìn lại những đóng góp của Việt Nam tại cơ quan quan trọng nhất của LHQ.

Đóng góp không mệt mỏi - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), vào ngày 1-11-2021 Ảnh: Reuters

 Sau khi trúng cử với số phiếu gần như tuyệt đối 192/193, ngay từ tháng 1-2020, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA. Chúng ta đã đưa sáng kiến tổ chức thảo luận mở của HĐBA về nâng cao vai trò của Hiến chương LHQ trong bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế đúng dịp kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ. Với số người tham gia đông bậc nhất từ trước tới nay, nội dung cũng mang tính thực chất khi đáp ứng được khát vọng của phần lớn các nước thành viên của LHQ về tầm quan trọng của Hiến chương, đòi hỏi tất cả các nước phải hành xử theo những điều quy định trong Hiến chương. Phiên họp đã rất thành công, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy vai trò LHQ, đề cao Hiến chương LHQ và hợp tác quốc tế dựa trên luật lệ.

Tháng 4-2021, Việt Nam tiếp tục làm Chủ tịch HĐBA và đó cũng là một tháng rất thành công. Nhiều diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, ở châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới, đều được tham vấn trong tháng 4 và Việt Nam đã cùng với các nước xử lý một cách hài hòa giữa lợi ích quốc gia và luật pháp quốc tế.

Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến như bảo vệ các cơ sở dân sự trong chiến tranh, quyền của phụ nữ, trẻ em trong xung đột, những câu chuyện liên quan đến hợp tác y tế phòng chống dịch bệnh… Đặc biệt, chúng ta tiếp tục gửi người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, được các nước đánh giá rất cao…

Qua 2 năm tham gia HĐBA LHQ, Việt Nam đã chủ động, nhấn mạnh vai trò của LHQ, có được sự đồng thuận chung, cùng các nước xử lý hài hòa những vấn đề phức tạp, những điểm nóng trên thế giới. Với 2 lần giữ cương vị Chủ tịch HĐBA, Việt Nam đã càng nâng cao vai trò, vị thế trên trường quốc tế.

Tâm thế, vị thế được khẳng định

Trong năm 2021, Việt Nam cũng đã triển khai một loạt hoạt động và tham gia nhiều hội nghị quan trọng về các vấn đề quốc tế. Tháng 4-2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu theo lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Biden coi biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu và đây là hội nghị trực tuyến đầu tiên về vấn đề này. Việc Việt Nam là 1 trong hơn 40 nước được mời tham gia thể hiện sự đánh giá với vai trò, vị thế, quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Đóng góp không mệt mỏi - Ảnh 2.

Sáng 21-4-2021, tại sân bay Tân Sơn Nhất, 24 chiến sĩ mũ nồi xanh thuộc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (đợt 2) tại Cộng hòa Nam Sudan. Ảnh: Quốc Thắng

 Nổi bật, có thể kể đến sự kiện Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngày 22-9 tham gia và phát biểu tại Đại hội đồng LHQ về tình hình quốc tế, khu vực và trật tự dựa trên luật lệ, bác bỏ cường quyền. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26), thể hiện quyết tâm trong hợp tác quốc tế để thực hiện mục tiêu giảm phát thải đến năm 2030 - 2050, cùng hợp tác quốc tế phát triển năng lượng sạch, kinh tế xanh…

Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò tích cực và xây dựng để nâng tầm ASEAN trong bối cảnh khu vực có nhiều thách thức cả về dịch bệnh và cạnh tranh các nước lớn. ASEAN trong năm 2021 đã tiếp nối những quyết sách từ khi Việt Nam làm Chủ tịch năm 2020, như: Kế hoạch hành động chung về phòng chống dịch bệnh Covid-19 như lập kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, giúp đỡ lẫn nhau về vắc-xin, Khung phục hồi tổng thể ASEAN sau đại dịch, vấn đề biển Đông, Mê Kông…

Trong đó, ASEAN đã tiếp tục khẳng định những nguyên tắc quan trọng đối với ứng xử các bên về vấn đề biển Đông như nhấn mạnh về hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải, nhấn mạnh luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển, không làm phức tạp thêm tình hình, các bên phải kiềm chế, xây dựng lòng tin để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)…

Bước sang năm 2022, thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có những biến đổi rất sâu sắc của cả diễn biến dịch bệnh và quan hệ quốc tế, trong đó đan xen thách thức và cơ hội. Đối với Việt Nam, thuận lợi nhiều hơn do sự ổn định, phát triển và vị thế của Việt Nam đã được nâng lên trong những năm qua.

Hợp tác quốc tế là quan trọng hàng đầu, nên Việt Nam vẫn tiếp tục cùng các nước khác, đặc biệt là cùng ASEAN, LHQ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế, thúc đẩy trật tự dựa trên luật pháp, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tại Đông Nam Á, khi cạnh tranh địa chiến lược các nước gia tăng, khi khu vực vẫn còn những vấn đề phức tạp như biển Đông.

Tôi có niềm tin chắc chắn rằng với đà của những năm qua, đặc biệt là năm 2021, tâm thế và vị thế của Việt Nam sẽ ngày càng được tăng cường, chúng ta có thể bứt tốc để hướng tới hiện thực hóa khát vọng năm 2030 - 2045.

Vị thế mới

Trong năm 2021, quan hệ Việt Nam với các nước và các đối tác, đặc biệt là các nước láng giềng và các nước lớn, tiếp tục được thắt chặt, đi vào chiều sâu. Đã có rất nhiều chuyến thăm vào Việt Nam và lãnh đạo ta cũng có nhiều chuyến thăm nước ngoài.

Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Biden triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rất coi trọng Việt Nam, chọn Việt Nam là 1 trong 2 nước đầu tiên tại châu Á mà Phó Tổng thống Kamala Harris tới thăm; 1 trong 3 nước Đông Nam Á mà Bộ trưởng Quốc phòng đi thăm. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi thăm Việt Nam không chỉ bàn về quan hệ song phương mà còn nhấn mạnh vai trò, vị thế Việt Nam cũng như mong muốn hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… đều nhấn mạnh coi trọng vai trò của Việt Nam cả trong song phương và trong hợp tác ASEAN, khu vực.

Những điều đó đã chứng tỏ vị thế mới của Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo