xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng Tháp chủ động phương án giải cứu lao động bị lừa bán sang Campuchia

CÔNG TUẤN

(NLĐO) – Biên phòng và Công an tỉnh Đồng Tháp phải chủ động có phương án ứng phó, xử lý tình huống số lượng lớn công dân Việt Nam bị các chủ cơ sở tại Campuchia cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, cùng lúc bỏ trốn về nước.

Ngày 14-9, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, đã ký văn bản về việc đẩy mạnh phòng, chống mua bán người sang Campuchia.

Theo đó, thời gian qua xảy ra tình trạng công dân Việt Nam, trong đó có người Đồng Tháp, bị các đối tượng dụ dỗ, lừa gạt xuất cảnh trái phép sang Campuchia để "làm việc nhẹ, lượng cao".

Tuy nhiên, khi đến nơi, các nạn nhân bị đưa vào các cơ sở tổ chức hoạt động đánh bạc trực tuyến, kêu gọi đầu tư, kinh doanh tiền ảo,… trên không gian mạng, bị cưỡng ép lao động từ 12 - 16 giờ/ngày, không cho ra khỏi cơ sở, bị đánh đập, không cho hoặc kiểm soát chặt chẽ việc liên lạc với gia đình, bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác, bắt phải tuyển mộ lao động mới để thay thế hoặc gọi điện về gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc từ 3.000 USD đến 30.000 USD mới cho về nước.

Đồng Tháp chủ động phương án giải cứu lao động bị lừa bán sang Campuchia - Ảnh 1.

Hình ảnh 42 công dân Việt Nam tháo chạy khỏi casino ở Campuchia vào ngày 18-8. Ảnh cắt ra từ clip

Một số trường hợp công dân Việt Nam khi bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản đã tìm cách bỏ trốn về Việt Nam hoặc bị các đối tượng sử dụng lao động bắt giữ trở lại, đánh đập, xâm hại tính mạng, sức khỏe….

Nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng công dân trên địa bàn tỉnh xuất cảnh trái phép sang Campuchia bị mua bán, bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh yêu cầu Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, trên cơ sở biên bản thỏa thuận hợp tác giữa 2 tỉnh Đồng Tháp - Prey Veng (Vương quốc Campuchia), tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo tỉnh Prey Veng để trao đổi tình hình và phối hợp xử lý công dân trên địa bàn tỉnh đang làm việc, lao động bất hợp pháp tại tỉnh Prey Veng, nhất là trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, đầu tư như: các casino, nhà hàng kinh doanh dịch vụ massage, các cơ sở kinh doanh trực tuyến…

Mục đích của việc này là nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp công dân Đồng Tháp bị mua bán, bị cưỡng bức lao động, xâm hại sức khỏe, cưỡng đoạt tài sản,… để có giải pháp hỗ trợ, giải cứu, hồi hương nạn nhân về nước.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, công an tỉnh rà soát các kế hoạch, phương án phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự, phòng, chống xuất cảnh, nhập cảnh trái phép trên tuyến biên giới; tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt tuyến biên giới, đảm bảo lực lượng 24/24 tại các chốt, trạm biên phòng; chủ động có phương án ứng phó, xử lý tình huống số lượng lớn công dân Việt Nam bị các chủ cơ sở tại Prey Veng cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, cùng lúc bỏ trốn về nước, như vụ việc xảy ra ngày 18-8 tại biên giới tỉnh An Giang – Kandal (Campuchia).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo