xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước

Kỳ Nam thực hiện

(NLĐO) – Hàng loạt tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ bị hư hỏng ngay khi mới ra khơi. Trong khi đó, theo đánh giá của Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, tàu composite hiện được ngư dân trong tỉnh ưa chuộng. Vì sao vậy?

Tò mò, chúng tôi đã đột kích vào nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây đã và đang đóng 21 tàu composite cho ngư dân tỉnh này.

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 1.

Khu vực tạo khung và hoàn thiện tàu cá

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 2.

Tàu cá vỏ composite sử dụng rất ít gỗ, chủ yếu để tạo phần khung

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 3.

Khung tàu được lên khuôn

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 4.

Tàu được đúc bằng vật liệu vật liệu FRP (Fiberglass Reinforced Plastic)

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 5.

Vật liệu nền là nhựa Polyester không no, loại được Đăng kiểm Lloyd cho phép sử dụng

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 6.

Vật liệu cốt là sợi thủy tinh chống cháy dạng Matting và Roving sắp xếp xen kẽ nhau

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 7.

Sau khi lên khuôn, vật liệu composite được đổ vào để đúc

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 8.

Các khuôn với chiều dài 19m, 24m, 32m hoặc 35m với các thông số tương đương được Tổng cục Thủy sản phê duyệt

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 9.

Thân tàu có kết cấu hỗn hợp gồm hai phần: phần vỏ tàu và phần cabin được ghép lại với nhau bằng mối ghép bulông sau đó được phủ góc ướt composite để đảm bảo độ vững chắc và kín nước

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 10.

Bóc tách khuôn

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 11.

Sau khi đủ thời gian, các khuôn sẽ được gỡ ra để lộ hình dáng của con tàu vỏ composite

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 12.

Thùng chứa nước hoặc hải sản sống được hoàn thiện

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 13.

Công nhân vào khoang tàu dán các tấm vải thủy tinh cách nhiệt để hoàn thiện

Các ngư dân từng sử dụng tàu gỗ khi chuyển sang sử dụng tàu vỏ composite cho rằng tàu hoạt động rất tiết kiệm nhiên liệu. Mỗi chuyến biển tàu tốn từ 2.300-2.500 lít dầu, trong khi tàu vỏ gỗ cùng cỡ tốn đến 3.000 lít dầu. Bên cạnh đó, hầm bảo quản trên tàu cách nhiệt rất tốt, giữ được chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương.

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 14.

Các khoang chứa nhiên liệu, nước và hầm bảo quản

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 15.

Hầm bảo quản được xử lý bằng nhiều phương pháp trong đó phun foam cách nhiệt là tối ưu

Tàu phổ biến dài 19m, rộng 5,7m đủ cho thuỷ thủ đoàn gồm10 người. Tàu có nhà bếp, vệ sinh, 5 hầm cách nhiệt với tổng dung tích các khoang là 60m3. Hệ thống nhiên liệu có dung tích 6.000 lít và trữ được 8.000 lít nước ngọt đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục trong 30 ngày.

Nhà máy ở phường Ninh Hải có khả năng đóng tàu dài 35m. Hiện nay, tàu dài nhất được đóng là 27,5m với chiều rộng 7,2m, cao gần 4m. Tàu gồm các thiết bị cần thiết như 20.000 lít nước ngọt, 30.000 lít dầu, 100m3 hầm cá đảm bảo hoạt động liên tục 25 ngày với thủy thủ đoàn 20 người.

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 16.

Phần đuôi tàu với chân vịt được hoàn thiện

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 17.

Các tàu vỏ composite với nhiều dung tích, phù hợp cho nhiều nghề như pha xúc, câu cá ngừ, lưới rút, mành trủ... Các tàu có công suất lớn, nhiều tàu trên 800CV

Đột kích 1 nhà máy đóng tàu composite lớn nhất nước - Ảnh 18.

Một con tàu dài19m với tổng mức đầu tư 8 tỷ đồng, trong đó thân tàu 3,4 tỷ đồng vừa được hạ thủy vươn khơi bám biển

Việc bảo dưỡng tàu cũng đơn giản và ít tốn kém hơn hẳn so với tàu gỗ. Tàu gỗ phải lên xưởng 1-2 lần trong năm, chi phí khoảng 30 triệu đồng/lần, còn nếu sửa lớn tốn trên 100 triệu đồng/lần. Còn tàu composite 2-3 năm mới bảo trì một lần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo