xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự án Sông Lô: 19 năm khiếu kiện

Bài và ảnh: KỲ NAM

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, đề nghị cơ quan chức năng làm rõ những bất thường liên quan đến dự án Sông Lô, để xảy ra khiếu kiện kéo dài của người dân trong 19 năm qua

Ban Tiếp dân UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết ngày 7-5 tới Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức tiếp công dân để nghe trình bày các sai phạm liên quan đến dự án Khu Du lịch và Giải trí Sông Lô (nay là Diamond Bay Resort & Spa Nha Trang; xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Có dấu hiệu chỉnh sửa bản đồ

Dự án Khu Du lịch và Giải trí Sông Lô do Công ty TNHH Hoàn Cầu làm chủ đầu tư.

Trước đây, Báo Người Lao Động đã có nhiều bài phản ánh, từ năm 2001, Thủ tướng ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg về việc thu hồi 180,2 ha tại thôn Phước Hạ, xã Phước Đồng để làm Khu Du lịch và Giải trí Sông Lô. Quyết định này ban hành dựa trên 7 bản đồ trích đo từ số 24 đến 30 do Sở Địa chính tỉnh Khánh Hòa xác lập năm 2001. Tuy nhiên, đa số người dân bị thu hồi đất lại nằm ở tờ bản đồ 22, 23 (lập năm 1996, đang được xã Phước Đồng quản lý) xác định nằm trong dự án và bị buộc phải thu hồi.

Dự án Sông Lô: 19 năm khiếu kiện - Ảnh 1.

Người dân kiến nghị giải quyết quyền lợi liên quan đến dự án Sông Lô (ảnh lớn), nay là Diamond Bay Resort & Spa Nha Trang (ảnh dưới)

Dự án Sông Lô: 19 năm khiếu kiện - Ảnh 2.

Cử tri xã Phước Đồng có rất nhiều đơn thư, cho rằng 7 bản đồ này vi phạm rất nhiều quy tắc như: Số thứ tự thửa đất của người dân trên bản đồ địa chính xã là 22 và 23 không tìm thấy trên 7 tờ bản đồ trích đo; năm xác lập bị chỉnh sửa bằng tay từ 2000 thành 2001; không có bảng tọa độ X, Y của các cột mốc tại các tờ bản đồ trích đo, không ghi hệ tọa độ; 7 tờ trích đo lấy từ số 24 đến 30, còn số thứ tự 1 đến 23 thì không xuất trình được. Theo nguyên tắc tỉ lệ 1/5.000 có 9 tờ bản đồ, cử tri thắc mắc 2 tờ còn lại nằm ở đâu?

Về điều này, mới đây, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội - có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), đề nghị xem xét.

Cụ thể, thời điểm 2005, tổ công tác của Bộ TN-MT đã có Báo cáo giám định số 12/BC-ĐĐBĐ ngày 12-1-2005 (gọi tắt là báo cáo số 12) chuyển cho Thanh tra Chính phủ (TTCP) để phục vụ công tác thanh tra dự án Sông Lô. Thế nhưng, báo cáo số 12 cho thấy Cục Đo đạc bản đồ không có chức năng kiểm tra bản đồ địa chính nhưng vẫn thực hiện. Bên cạnh đó, báo cáo số 12 áp dụng 7 tờ bản đồ dùng cho việc trình Thủ tướng phê duyệt dự án Sông Lô theo văn bản quy định về ban hành biểu mẫu bản đồ địa chính năm 1997 mà không áp dụng năm 1999. Điều này, đoàn công tác Bộ TN-MT không nêu rõ có sai phạm hay không.

"Đề nghị Bộ trưởng Bộ TN-MT cho kiểm tra, nếu có sai phạm thì phải yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ sản phẩm đo đạc là tờ bản đồ địa chính khu đất (7 tờ bản đồ trích đo) do Sở Địa chính tỉnh Khánh Hòa xác lập năm 2001 và làm rõ trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm theo quy định pháp luật" - ông Nhưỡng kiến nghị.

Tù mù quản lý đất đai

Ông Nguyễn Văn Bình, người dân có đất bị thu hồi tại dự án Sông Lô trước đây, cho biết dù hàng chục năm đã qua nhưng rất nhiều người dân vẫn chưa nhận được quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án. Trong khi đó, UBND TP Nha Trang ban hành nhiều quyết định cưỡng chế mà không có giấy ủy quyền của UBND tỉnh Khánh Hòa. Điều này là vi phạm Luật Đất đai năm 1993, 2003 và 2013.

Theo phản ánh của người dân, TTCP đã chỉ ra sai phạm của UBND tỉnh Khánh Hòa nhưng không nêu rõ biện pháp xử lý trách nhiệm, không kiến nghị chế tài áp dụng, dẫn đến việc 19 năm qua, người dân khiếu kiện kéo dài. Do vậy, người dân đề nghị Tổng TTCP nhanh chóng có hướng chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa đối với sai phạm trên, tránh tình trạng "đánh bùn sang ao", cố tình kéo dài, bao che sai phạm.

Trong văn bản gửi Tổng TTCP, ông Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng tại kết luận của cơ quan này vào năm 2006 ghi rõ nội dung: "Đối tượng bị thu hồi đất không nhận quyết định và nội dung quyết định cũng không nêu danh sách kèm theo. Sau đó, cơ quan thẩm quyền tỉnh Khánh Hòa cũng không ban hành quyết định thu hồi đất cụ thế đối với từng hộ gia đình…". Theo ông Nhưỡng, điều đó, gây ra sự tù mù trong quản lý đất đai, tù mù về quyền lợi người dân.

Để bảo đảm kỷ cương, phép nước và quyền lợi cử tri, ông Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Tổng TTCP làm rõ 12 kiến nghị liên quan đến sai phạm, quyền lợi của người dân tại dự án. Trong đó, yêu cầu trả lại hơn 80.000 m2 của người dân mà Công ty Hoàn Cầu đang để hoang hóa theo đúng tinh thần tại Kết luận thanh tra 1742/TTCP-V4.

Chủ đầu tư mới phải có trách nhiệm giải quyết

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, pháp nhân của dự án Diamond Bay Resort & Spa Nha Trang hiện nay vẫn là Công ty TNHH Hoàn Cầu. Tuy nhiên, trên thực tế ở khu vực dự án Hoàn Cầu đã có bảng hiệu quảng cáo Tập đoàn Sunshine (Hà Nội). Trên website https://sunshinegroup.vn tập đoàn này cũng công bố việc thâu tóm Diamond Bay Resort & Spa Nha Trang. Sau khi chuyển nhượng, dự án có tên mới là Sunshine Diamond Bay.

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa) cho biết nếu thực sự dự án này đã đổi chủ đầu tư thì chủ đầu tư mới phải có trách nhiệm kế thừa toàn bộ trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực hành chính, dân sự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo