xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để thành "đô thị tắc nghẽn"!

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Một vấn đề không mới nhưng rất được người dân TP HCM chú ý khi tình trạng ùn tắc giao thông ở thành phố này được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29-8-2005.

Kết luận số 27-KL/TW ngày 2-8-2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, sáng 9-7.

Vấn đề không mới vì ùn tắc giao thông xưa nay vốn là nỗi ám ảnh đối với dân ngoại tỉnh khi có dịp đến TP HCM. Người dân đang sinh sống tại thành phố này thì cũng thấm thía với những hệ lụy từ ùn tắc giao thông. Thật khó hình dung một đô thị lớn nhất Việt Nam, như lời Bộ trưởng Bộ GTVT nói, với "tất cả các cửa ngõ đều đang ách tắc, chưa đột phá thành những đường cao tốc kết nối trung tâm thành phố đến các nơi".

Đấy là sự thật ở một đô thị lâu nay vẫn đóng góp nhiều nhất cho ngân sách cả nước.

Công bằng mà nói, hạ tầng giao thông ở cả khu vực Đông Nam Bộ nói chung (gồm TP HCM và 5 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) gần đây đã có những cải thiện đáng kể. Những "điểm đen" một thời kẹt xe kinh hoàng như Ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai); Trạm 2, Ngã tư Linh Xuân, Ngã tư Hàng Xanh, Ngã tư Bình Phước, Ngã tư An Sương (TP HCM)... nay đã thoáng hơn nhờ có cầu vượt; nhiều tuyến đường mới mở cả trong nội đô TP HCM và kết nối với cả khu vực Đông Nam Bộ lẫn các địa phương xa hơn.

Nhưng chỉ chừng đó thì chưa đủ. Bởi quy mô dân số đã tăng rất nhanh ở khu vực này, số phương tiện giao thông cũng tăng gấp nhiều lần so vài năm trước. Vì vậy, dù hạ tầng giao thông đã cải thiện nhiều nhưng nhanh chóng rơi vào quá tải. Đường được mở nhiều hơn nhưng không cửa ngõ nào của TP HCM mà không bị bít bởi những trạm thu phí, cả trên những tuyến cao tốc thoạt nhìn hoành tráng. Xe container vẫn khiến cho trung tâm TP Thủ Đức ngộp thở khi liên tục ùn ứ trên đoạn xuyên tâm là Xa lộ Hà Nội để về cảng Cát Lái...

Hàng loạt dự án giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy ở TP HCM lần lượt được đặt ra nhưng hầu hết là vẫn trong tương lai, có dự án đã triển khai nhưng trễ hạn hoàn thành, kéo dài sang năm khác. Cho nên ùn ứ, tắc nghẽn vẫn còn dài và thật rất khó khi đòi hỏi vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải sớm đạt các mục tiêu trong bối cảnh năng lực về hạ tầng giao thông như vậy.

"Nếu tình hình này không được cải thiện thì chắc chắn TP HCM sẽ trở thành một trong những đô thị tắc nghẽn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhận định.

Cảm ơn vị tư lệnh của ngành giao thông đã nói lên điều này. Dĩ nhiên việc giải quyết ùn tắc giao thông ở TP HCM hay khu vực Đông Nam Bộ không phải là chuyện riêng của ngành giao thông, mà đòi hỏi phải có sự cộng hưởng hiệu quả từ những chiến lược quy mô, những quyết sách mạnh mẽ từ Quốc hội, Chính phủ cùng nỗ lực của chính địa phương tạo nên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo