img


[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 1.

Toàn bộ 67 Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, sớm hơn so với ba nhiệm kỳ gần đây, bảo đảm đúng quy định, chất lượng trong bối cảnh có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thiên tai, bão lũ...

Bên cạnh đó, sau ba Hội nghị Trung ương tổ chức trong năm, Ban Chấp hành Trung ương đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của toàn Đảng, toàn dân để hoàn tất các văn kiện và nhất trí cao nhân sự trình Đại hội XIII của Đảng.

img
img
img
img

Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra hồi giữa tháng 10-2020


[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 3.

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thành công nhất trong phòng chống dịch Covid-19. Việt Nam đã huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia phòng chống Covid-19 với chi phí thấp nhất. Với chiến lược "ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị", Việt Nam đã cách ly hơn 730.000 người; thực hiện xét nghiệm 1,7 triệu người; triển khai 1.608 điểm chốt biên giới với gần 10.000 người bám biên từ Tết Canh Tý 2020 đến nay. 

Thắng lợi này là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống và toàn thể người dân với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng khi đất nước gặp khó khăn… Cả nước vẫn đang tiếp tục khẩn trương thực hiện "mục tiêu kép" - vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.

img
img

[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 5.

Hoạt động phòng chống dịch Covid-19 được thực hiện đồng bộ và quyết liệt từ đầu năm đến nay

Đa phần các ca Covid-19 ở Việt Nam đều được điều trị khỏi bệnh. Số ca tử vong chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19 nhất cả nước, trong đó nhiều người bệnh nặng, bệnh lý nền phức tạp. Đặc biệt, bệnh nhân 91 - nam phi công người Ạnh được đánh giá là ca bệnh rất nặng, phức tạp. Bệnh nhân này trải qua thời gian điều trị kỷ lục lên tới 116 ngày tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và đã được cứu sống.

img
img

Việt Nam chế tạo và thử nghiệm vắc-xin Covid-19

Ngoài ra, Việt Nam còn là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên phân lập được virus corona chủng mới. Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã chủ động sản xuất được máy thở, sinh phẩm chẩn đoán và bắt đầu thử nghiệm vắc-xin Covid-19. Đến cuối tháng 12-2020, vắc-xin Nano Covax do Công ty Nanogen (TP HCM) nghiên cứu, sản xuất đã được thử nghiệm trên người tình nguyện giai đoạn 1. Kết quả ban đầu cho thấy những người thử nghiệm đều có sức khoẻ ổn định. Đây cũng là vắc-xin đầu tiên của Việt Nam hoàn thiện quy trình nghiên cứu và đạt hiệu quả cao trong thử nghiệm, hứa hẹn sẽ là "vũ khí" quan trọng chống lại dịch Covid-19.

Đến ngày 31-12-2020, Việt Nam có tổng cộng 1.456 bệnh nhân Covid-19; tỉ lệ ca mắc Covid-19 trên 1 triệu dân thuộc loại thấp nhất thế giới.

img
img

Thử nghiệm vắc-xin Covid-19 "Made in Việt Nam" trên người tình nguyện giai đoạn 1.


[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 8.

Năm 2020, Việt Nam đảm nhận thành công nhiều trọng trách như: Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA 41) và Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021.

Theo TTXVN, với tinh thần "Gắn kết và chủ động thích ứng", Việt Nam đã tổ chức thành công bằng hình thức trực tuyến, bán trực tuyến Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và 37 cùng các hội nghị cấp cao liên quan; đề xuất 13 sáng kiến, nỗ lực hợp tác kiểm soát dịch Covid-19; triển khai Kế hoạch phục hồi tổng thể… Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 đã thông qua hơn 80 văn kiện - cao nhất trong các kỳ họp ASEAN, trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương (RCEP).

img
img

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu quốc tế tại lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan ngày 12-11-2020 ở Hà Nội

Ngoài ra, trên cương vị Ủy viên Không thường trực HĐBA LHQ, Việt Nam đã có các sáng kiến: tổ chức phiên thảo luận mở đầu tiên về hợp tác giữa LHQ - ASEAN "Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế"; xác lập Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh vào ngày 27-12 hằng năm.

Về ngoại giao song phương, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Việt Nam được coi là điểm đến an toàn khi tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên của ông sau khi nhậm chức. Thủ tướng Suga Yoshihide và Phu nhân Suga Mariko đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến 20-10.

[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 10.

Ngày 9-1-2020, tại Trụ sở LHQ ở New York - Mỹ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của HĐBA LHQ với chủ đề "Kỷ niệm 75 năm LHQ: Tuân thủ Hiến chương để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế". Trong ảnh: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tại phiên thảo luận mở do Việt Nam tổ chức - Ảnh: UN

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, hai nước thành viên CPTPP, đang tiếp tục phát triển tốt đẹp. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai và đối tác thương mại thứ tư ở Việt Nam.

img
img

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam và đại biểu quốc tế dự phiên khai mạc AIPA 41 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội. Ảnh: Quang Hiếu


[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 12.

Năm 2020, kinh tế toàn cầu suy thoái nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) từ 2%-3%, nhờ những điểm sáng như: xuất siêu đạt mức kỷ lục hơn 20 tỉ USD; thu hút 2.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đạt gần 15 tỉ USD; khoảng 180.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 0,9% so với năm trước; giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2011-2020, đạt hơn 90%... 

Đây là thành quả nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế trong việc thực hiện mục tiêu kép - vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.

img
img
img
img

Nhiều hoạt động sản xuất tại Việt Nam vẫn được duy trì, thậm chí tăng trưởng trong bối cảnh dịch Covid-19 gây tác động nặng nề. Ảnh: Hoàng Triều


[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 14.

Trong 10 sự kiện nổi bật của ngành công thương năm 2020 được Bộ Công Thương công bố sáng 31-12, "Bứt phá trong công tác hội nhập" được xếp vị trí thứ nhất khi Việt Nam ký kết, đàm phán và triển khai thành công nhiều hiệp định thương mại quan trọng trong năm nay.

Cụ thể, trong vòng một năm, Việt Nam đã tham gia 3 hiệp định thương mại (FTA), mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có, gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên con số 14.

Các FTA mới được ký kết và thực thi bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực. Việc cắt giảm thuế quan, sâu rộng liên tục từ các FTA với cam kết mở cửa thị trường cho sản phẩm, dịch vụ hàng hóa Việt Nam vào một khu vực kinh tế có giá trị GDP chiếm tới 60% tổng GDP toàn cầu. Cụ thể, 5 tháng sau khi EVFTA được thực thi, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 15,4 tỉ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.

img
img

Xuất khẩu hàng hóa qua cảng Cát Lái (TP HCM). Ảnh: Hoàng Triều

Với CPTPP, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường thành viên chưa có FTA trước đó với Việt Nam tăng trưởng cao. Trong đó, xuất khẩu sang Canada ước đạt 4,4 tỉ USD, tăng gần 12% so với năm trước; xuất khẩu sang Mexico ước đạt 3,2 tỉ USD, tăng 12%...

Bên cạnh đó, xuất khẩu vượt khó bất chấp đại dịch khi giữ được đà tăng trưởng dương và xuất siêu đạt mức cao kỷ lục, duy trì mạch xuất siêu 5 năm liên tiếp của cán cân thương mại Việt Nam. Bộ Công Thương ước tính xuất khẩu năm 2020 đạt 281,5 tỉ USD, tăng 6,5% so với năm trước; xuất siêu khoảng 19,1 tỉ USD.

[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 16.

Năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý (trong đó có 2 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 5 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng) do có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Nhiều vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã được đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý.

img
img

Ông Đinh La Thăng và Đinh Ngọc Hệ (túc Út trọc) trong phiên tòa xử xét xử vụ sai phạm tại tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương hồi giữa tháng 12-2020. Ảnh: Hoàng Triều

[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 18.

Chỉ trong hai tháng 10 và 11, các tỉnh miền Trung hứng trọn 7 cơn bão liên tiếp với mưa lớn chưa từng có về cường độ và thời gian, gây ngập lụt trên diện rộng, làm 249 người chết, mất tích; khoảng 50.000 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; hơn 4,5 triệu con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 149.000 ha rừng bị ảnh hưởng; nhiều cơ sở hạ tầng và công trình dân sinh bị hư hỏng.

img
img
img
img

Bão, lũ liên tiếp ở miền Trung gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Đặc biệt, những vụ sạt lở kinh hoàng tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế), Nam Trà My và Phước Sơn (Quảng Nam), Hướng Hóa (Quảng Trị) khiến nhiều người chết, mất tích, gây thiệt hại nặng nề cho các địa phương.

img
img

Nhiều chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong thời tiết mưa lũ miền Trung. Ảnh: Hoàng Triều

 

[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 21.
[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 22.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế-xã hội từ đầu năm 2020 theo chiều hướng xấu, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn; nhất là đối với các hoạt động kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa, hành chính, giao thông vận tải...

Ngày 3-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 749 phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu với một số chỉ số cơ bản cụ thể đến năm 2025 và 2030.

img
img

Giới thiệu thành tựu công nghệ số tại Hội nghị "Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam" vừa diễn ra ở TP HCM. Ảnh: Hoàng Triều

Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Bên cạnh đó, đã có hơn 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, mở ra những triển vọng mới cho lĩnh vực này trong những năm tiếp theo.

[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 24.

Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một khung chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng sử dụng sách giáo khoa mới, nhiều phụ huynh và giáo viên dạy lớp 1 phản ánh các bộ sách giáo khoa mới đều quá nặng, có quá nhiều chữ hơn chương trình cũ. Cả học sinh lẫn phụ huynh đều rất áp lực khi tiếp cận chương trình. 

Trong đó, bộ sách Cánh Diều do NXB Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm TP HCM biên soạn đã làm dậy sóng dư luận khi sử dụng những từ ngữ, ngữ liệu không phù hợp với học sinh. Không chỉ Cánh Diều, 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục cũng có rất nhiều lỗi về ngữ liệu và từ ngữ. Đến nay, Cách Diều đã được duyệt phương án chỉnh sửa. NXB sẽ in 1 triệu tài liệu chỉnh sửa để phát cho học sinh.

img
img

Sách giáo khoa Cánh Diều cho học sinh lớp 1 từng gây phẫn nộ trong dư luận vì có quá nhiều lỗi.

[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 26.

Sáng 16-11, Quốc hội họp phiên toàn thể và biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM với 87,14% đại biểu tán thành. Theo đó, chính quyền địa phương tại cấp quận và cấp phường ở TP HCM chỉ có UBND quận và phường sau khi HĐND ở hai cấp này kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30-6-2021.

[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 27.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho lãnh đạo TP HCM - ảnh Hoàng Triều

Đến ngày 9-12, với 100% số phiếu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện để thành lập TP Thủ Đức thuộc TP HCM. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ 1-1-2021. Từ thời điểm này, TP HCM có 22 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 16 quận, 5 huyện, 1 thành phố); 312 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 58 xã, 249 phường, 5 thị trấn). 

TP Thủ Đức được thành lập là tiền đề quan trọng để hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao của TP HCM. Đây sẽ là hạt nhân, một cực tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế TP HCM và Vùng kinh tế phía Nam phát triển.

[eMagazine] 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2020 - Ảnh 28.

Các đại biểu xem sa bàn quy hoạch phát triển TP Thủ Đức - ảnh Hoàng Triều

Sáng 31-12, ngày cuối cùng của năm 2020, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP HCM tổ chức Lễ công bố Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP HCM.

Tại buổi lễ, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đã công bố Nghị quyết 1111 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP HCM.

img
img
img
img

TP Thủ Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Triều

Ngay sau phần công bố, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã lên trao Nghị quyết 1111 cho lãnh đạo TP HCM.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá việc thành lập TP Thủ Đức sẽ góp phần tinh gọn bộ máy, phát huy nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. "TP Thủ Đức không chỉ là động lực phát triển kinh tế mà còn là đòn bẩy nâng cao đời sống người dân; dự kiến đóng góp 30% GDP TP HCM và 7% GDP cả nước" – Chủ tịch UBND TP cho biết.


Viết Vinh - Ngọc Dung - Ảnh: Hoàng Triều
Anh Thanh
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên