img

Là một bệnh viện chuyên khoa về chỉnh hình và phục hồi chức năng trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bệnh viện 1A không có nhiệm vụ chuyển đổi công năng, nhưng lãnh đạo và nhiều nhân viên nơi đây đã đồng thuận kiến nghị với Sở Y tế được thành lập Khoa điều trị Covid-19 trong những ngày khối điều trị ở TP HCM bắt đầu quá tải. Trong những chiến binh đó, có nhiều người đã và đang là F0.

[eMagazine] - Chiến binh F0 và “bệnh viện tình nguyện” - Ảnh 1.
[eMagazine] - Chiến binh F0 và “bệnh viện tình nguyện” - Ảnh 2.

Một trong số họ là anh Tô Trung Tính, cử nhân gây mê hồi sức trẻ tuổi đã xin được vào Khoa điều trị Covid-19 làm việc lại từ khi bản thân còn "đi liêu xiêu" sau bạo bệnh.

"Khi bắt đầu tổn thương phổi do Covid-19, mình không còn hô hấp được bình thường và thiếu oxy dần. Không còn có thể đi lại được, chỉ nằm thôi" – anh hồi tưởng những ngày thành bệnh nhân Covid-19 chỉ mới một tháng rưỡi trước.

Tính chỉ nhớ được mình đã phải thở oxy mask kèm túi lên tới 15 lít/phút. Đó là con số tối đa mà chỉ cần vượt thêm một ranh giới mong manh, anh có thể đã phải dùng tới oxy dòng cao (HFNC) và trở thành ca bệnh nguy kịch.

img
img

Nhưng nghe lời kể của TS-BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV 1A, tôi mới thật sự giật mình: "Phải cứu được Tính. Tôi đã dùng đến "bảo bối" cuối cùng là 2 lọ Actemra". Đó là một thuốc ức chế miễn dịch rất đắt đỏ, hiệu quả trong điều trị Covid-19 nặng, rất hiếm hàng vào thời điểm đó và đến nay đã "đứt hàng" tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với Tính, nó đã được sử dụng để "đánh chặn" những biểu hiện đầu tiên của vấn đề từng quật ngã "bệnh nhân 91" nổi tiếng: cơn bão Cytokine - cuộc nổi loạn chết người của hệ miễn dịch – dễ gặp ở những bệnh nhân thừa cân như Tính, cho dù trẻ tuổi.

[eMagazine] - Chiến binh F0 và “bệnh viện tình nguyện” - Ảnh 4.


Tham khảo lời vận động của ngành y tế đối với F0 đã khỏi bệnh, các tài liệu chuyên môn cho thấy F0 đã khỏi bệnh thì nguy cơ tái nhiễm trong 6 tháng đầu gần như bằng 0, và cả kết quả xét nghiệm kháng thể từ các đồng nghiệp mắc bệnh khác, Tính và một số "cựu F0" đã được cho phép làm việc với phương án bảo hộ đơn giản hơn: khẩu trang N95 tốt, tấm che giọt bắn và găng tay, kèm với khử khuẩn toàn thân trước và sau khi ra khỏi khu điều trị. Điều này giúp Tính và các "cựu F0" mau hồi phục hơn vì không bị bộ PPE nóng nực lấy đi sức lực.

"Những ngày đầu còn mau xuống sức thì mình làm việc ít thôi, khi nào mệt thì nghỉ. Nhưng đến nay mình đã có thể làm như mọi người" – Tính cho biết khi gặp tôi tại Khoa điều trị Covid-19, lúc đó anh đã là một chiến binh thành thạo của đơn vị Hồi sức tích cực, nơi cứu chữa các bệnh nhân nặng nhất.

[eMagazine] - Chiến binh F0 và “bệnh viện tình nguyện” - Ảnh 5.
[eMagazine] - Chiến binh F0 và “bệnh viện tình nguyện” - Ảnh 6.

Nếu như những F0 khác được chính các bác sĩ ở đây khuyên tập thể dục nhẹ nhàng hay các bài tập phục hồi chức năng từ đơn giản "cho khỏe phổi" (bệnh nhân nhẹ) hay bài tập chuyên sâu (bệnh nhân nặng có tổn thương phổi, nằm viện lâu ảnh hưởng chức năng vận động), thì "bài tập" đối với nhiều nhân viên F0 nơi đây chính là... giúp đỡ người khác.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Đoàn từ Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình cũng mắc Covid-19 cùng đợt với anh Tô Trung Tính và 4 F0 khác. Dù đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin nhưng có lẽ do thời gian chưa lâu, anh vẫn khá mệt vì ho, sốt nhiều, cảm giác hụt hơi khi đi lại lâu. Cũng như Tính, anh đã mong muốn được làm việc trở lại ngay sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Tiến sâu vào các khoa bệnh nhẹ hơn, tôi gặp lại một người quen cũ – chị Nguyễn Thị Thúy, hộ lý của Khu điều trị ban ngày – một lớp bán trú dành cho các em nhỏ bị bại não, đang tranh thủ lau hành lang khu điều trị.

[eMagazine] - Chiến binh F0 và “bệnh viện tình nguyện” - Ảnh 7.

Chị cười, lý giải vì sao mình vẫn mặc thường phục: "Mình vẫn đang là F0, nhưng làm như thế này thì khỏe hơn là ngồi một chỗ. Với lại, đỡ nhớ các con (các bệnh nhi tại lớp bán trú - PV)".

[eMagazine] - Chiến binh F0 và “bệnh viện tình nguyện” - Ảnh 8.
[eMagazine] - Chiến binh F0 và “bệnh viện tình nguyện” - Ảnh 9.

Theo thạc sĩ – bác sĩ Ngô Anh Tuấn, Trưởng Khoa Điều trị Covid-19 của Bệnh viện 1A, những ngày đầu tiên vô cùng gian nan. Covid-19 là một căn bệnh mới, mọi người nỗ lực vừa làm việc vừa học hỏi, nhiều người đã tình nguyện ở lại bệnh viện suốt hơn 2 tháng nay để có thể làm được nhiều việc nhất cho bệnh nhân, cũng như tránh việc đem nguy cơ về cho gia đình mình. "Khi xã hội cần, mình là y - bác sĩ thì phải làm" - anh giải thích đơn giản.

img
img
img
img
img


[eMagazine] - Chiến binh F0 và “bệnh viện tình nguyện” - Ảnh 11.

Một người nhận nhiệm vụ "cố thủ" khác là nữ điều dưỡng trưởng của bệnh viện kiêm điều dưỡng trường khoa Điều trị Covid-19, chị Trần Thị Kim Anh: "Ngày lên đường, tôi chỉ suy nghĩ làm sao để góp sức cho thành phố hết dịch. Ban đầu mình chỉ thu dung bệnh nhân nhẹ thôi, không ngờ ngày càng nhiều bệnh nhân nặng. Đó là lúc biết mình thực sự vào cuộc chiến".

TS-BS Đỗ Trọng Ánh hồi tưởng về những ngày tháng 7 và lời đề nghị kỳ lạ của chính ông: "Có những bệnh nhân không thể chuyển đi kịp thời vì các nơi điều trị Covid-19 bắt đầu quá tải. Vậy là tôi giữ họ lại, bố trí một khu vực biệt lập. Nhưng rồi ngày càng nhiều bệnh nhân như vậy... Tôi đã gọi bác sĩ Nam (bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM - PV), đề nghị thành lập Khoa điều trị Covid-19".

Kể từ đó, bệnh viện được tách đôi, một khoa mới với hơn 70 giường, nay phần lớn là giường bệnh nặng, giường hồi sức tích cực, đã được dựng lên trên nền khu nhà biệt lập trước đây là xưởng chỉnh hình, Khoa Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Đơn vị điều trị ban ngày...

ANH THƯ
ANH THƯ, BỆNH VIỆN 1A
NGUYÊN LÂM
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên