img

Với quyết tâm phòng chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng từ Trung ương đến các địa phương, hàng loạt những vụ đại án đã được điều tra, khởi tố.


Năm 2018, lịch sử tố tụng Việt Nam chưa bao giờ có nhiều vụ đại án được phanh phui như năm qua. Trong đó, nhiều cán bộ cấp cao đương chức, hoặc đã nghỉ hưu bị truy tố, xét xử vì liên quan các vụ án nghiêm trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm.


[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 1.
img

Năm 2018, các cơ quan tố tụng đã làm rõ nhiều sai phạm nghiêm trọng của ông Đinh La Thăng trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Theo đó, từ Ủy viên Bộ Chính trị, ông Đinh La Thăng đã bị kỷ luật, khai trừ Đảng rồi sau đó bị tuyên mức án 30 năm tù giam.

Cụ thể, ngày 8-1, TAND TP Hà Nội đưa ông Đinh La Thăng hầu tòa cùng Trịnh Xuân Thanh Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) cùng 20 khác ra xét xử trong vụ thất thoát 119 tỉ đồng tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 3.

Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa - Ảnh: TTX

Bị cáo Đinh La Thăng bị cáo buộc chỉ định thầu và cho phép PVC của Trịnh Xuân Thanh tạm ứng, sử dụng 1.000 tỉ trái quy định gây thiệt hại 119 tỉ đồng, ông Đinh La Thăng nhận mức án 13 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Cố ý làm trái). Còn Trịnh Xuân Thanh lĩnh án chung thân về cả 2 tội Cố ý làm trái và Tham ô tài sản.

Giữa tháng 5, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã bác kháng cáo của ông Thăng, chỉ sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm án cho 5 bị cáo là cán bộ dưới quyền.

Chưa đầy một tháng sau phiên xử sơ thẩm vụ án ở PVC, ngày 19-3, ông Đinh La Thăng và 7 người khác tiếp tục hầu tòa trong vụ án PVN mất 800 tỉ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 4.

Bản án thể hiện ông Thăng biết rõ hiện trạng yếu kém của OceanBank nhưng không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính khi góp vốn. Khi Luật tổ chức tín dụng có hiệu lực năm 2011 quy định tổ chức không được góp quá 15% vốn ở tổ chức tín dụng, ông Thăng đã không chỉ đạo thoái vốn.

Ngoài ra, do không có cơ chế giám sát nên PVN không phát hiện sai phạm của OceanBank và cán bộ ngành dầu khí tham gia điều hành, dẫn đến việc nhà băng này thua lỗ, âm vốn sở hữu, buộc Ngân hàng Nhà nước mua phải mua lại toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng.

HĐXX tuyên 18 năm tù đối với Đinh La Thăng về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và bồi thường 600 tỉ đồng. Ngoài ra, 6 bị cáo còn lại lĩnh từ 15 tháng cải tạo không giam giữ đến 23 năm tù, đồng thời bồi thường từ 15 đến 100 tỉ.

Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra cuối tháng 6, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội đã kháng cáo của ông Đinh La Thăng, tuyên y án 18 năm tù và giữ nguyên mức bồi thường dân sự như phán quyết của tòa sơ thẩm.


[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 5.
img

Trong năm 2018, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") một trong những nhân vật tốn không ít giấy mức của báo chí. Trong đó, không ít những quan chức ngành công an, UBND TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh (HCM) phải vào vòng lao lý cùng Vũ "nhôm".

Cụ thể, ngày 30-7, TAND Hà Nội tuyên 9 năm tù với Phan Văn Anh về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước. Tại phiên phúc thẩm hồi cuối tháng 10, TAND Cấp cao tại Hà Nội chấp nhận một phần kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Vũ, sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Phan Văn Anh Vũ 8 năm tù về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.

[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 7.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ tại phiên tòa xét xử cùng 2 cựu Thứ trưởng Bộ Công an - Ảnh: TTX

Tiếp đến, ngày 27-11, Phan Văn Anh Vũ tiếp tục hầu tòa do liên quan vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DAB). Trong vụ án này, Vũ "nhôm" bị cáo buộc chiếm đoạt 203 tỉ đồng của DAB. Ngoài ra, Vũ "nhôm" cùng Chủ tịch HĐTV DAB Trần Phương Bình và đồng phạm còn bị cáo buộc gây thiệt hại cho DAB hơn 3.600 tỉ đồng.

Ngày 20-12 TAND TP HCM đã tuyên Phan Văn Anh Vũ mức án 17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cộng 8 năm tù ở bản án Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước trước đó thì tổng hình phạt Vũ "nhôm" phải lĩnh là 25 năm tù. Còn ông Trần Phương Bình nhận án chung thân về các tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 8.

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân (trái) và Bùi Văn Thành tại tòa - Ảnh: TTX

Những ngày cuối năm 2018 Âm lịch, tức 23 tháng Chạp Âm lịch (tức 28-1-2019, Dương lịch) TAND TP Hà Nội đưa Vũ "nhôm" cùng 2 cựu Thứ trưởng Bộ Công an là Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân ra xét xử trong vụ án xảy ra tại ngành công an.

Theo cáo buộc, bị cáo Vũ "nhôm" đã lợi dụng danh nghĩa lực lượng công an và được 4 bị cáo còn lại soạn văn bản đề nghị các bộ ngành và chính quyền địa phương cho thuê mua 7 khu "đất vàng" tại Đà Nẵng và TP HCM một cách trái pháp luật, gây thiệt hại hơn 1.159 tỉ đồng.

Bị cáo Trần Việt Tân  đã thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát Tổng cục V, để Vũ "nhôm" lợi dụng quyền hạn và các văn bản của lực lượng công an thuê, mua nhà đất; làm giảm uy tín ngành công an... Bị cáo Bùi Văn Thành đã thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, theo dõi, thẩm định nhà đất tại số 129 Pasteur (TP HCM) và không báo cáo cấp có thẩm quyền để ngăn chặn việc Vũ "nhôm" chuyển nhà đất cho người khác.

Theo đó HĐXX tuyên phạt Vũ "nhôm" 15 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đề nghị thẩm phán có thẩm quyền tổng hợp mức 25 năm tù về các tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại DAB (do án chưa có hiệu lực). HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Trần Việt Tân 36 tháng tù; Bùi Văn Thành 30 tháng tù cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong vụ án này, 2 bị cáo là cựu cán bộ ngành công an khác cùng bị tuyên phạt 5 năm tù.


[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 9.
img

Ngày 12-11, TAND tỉnh Phú Thọ đã đưa bị cáo Phan Văn Vĩnh cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an) và Nguyễn Thanh Hóa cựu Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) cùng 90 bị cáo khác ra xét trong vụ án liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỉ qua mạng. Trong vụ án này 92 bị cáo và hơn 1.300 tỉ được thu hồi là những con số xô đổ mọi kỷ lục được xác lập tại các vụ đại án năm 2018.

[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 11.

Ông Phan Văn Vĩnh (phải) và Nguyễn Thanh Hóa tại phiên tòa - Ảnh: Ng. Hưởng

Theo bản án sơ thẩm, ông Vĩnh và ông Hóa công nhận công ty CNC của trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương là công ty bình phong trái quy trình. Sau đó cho đơn vị này thuê trụ sở của Tổng cục cảnh sát gây cản trở hoạt động xác minh, xử lý của cơ quan chức năng.

Qua đó, Dương đề xuất thí điểm game đánh bạc, ông Vĩnh đã giao cấp dưới nghiên cứu và ký văn bản đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông tạo điều kiện cấp phép cho game bài hoạt động. Khi lãnh đạo bộ yêu cầu báo cáo về game bạc Rikvip, Phan Văn Vĩnh và cấp dưới không chấp hành, sau đó báo cáo không trực thực.

[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 12.

Xét về bản chất, hành vi của ông Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa là đồng phạm có tổ chức mà vai trò chỉ huy là Phan Văn Vĩnh, còn ông Hóa là người thực hành tích cực. Có đầy đủ dấu hiệu đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Văn Dương tổ chức đánh bạc trái phép nhưng hai cựu tướng là người có chức vụ, chưa chứng minh được động cơ vụ lợi cá nhân nên hành vi đủ yếu tố cấu thành tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Từ những phân tích trên, TAND tỉnh Phú Thọ tuyên án ông Phan Văn Vĩnh 9 năm tù; Nguyễn Thanh Hóa do ngoan cố, đổ lỗi cho người khác nên phải nhận án kịch khung 10 năm tù. Trong vụ án này, trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam lần lượt lĩnh 10 và 5 năm tù.


[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 13.
img

Ngày 31-7, Tòa án Quân sự quân khu 7 đã tuyên phạt bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc", 47 tuổi, cựu Thượng tá Quân đội, cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) 10 năm tù tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, 2 năm tù tội Sử dụng tài liệu giả, tổng bị cáo phải lĩnh 12 năm tù. Bốn bị cáo khác trong vụ án này bị tuyên án từ 18 tháng tù treo đến 5 năm tù.

Theo bản án sơ thẩm Út "trọc’" chỉ đạo cấp dưới thế chấp, cho thuê, mượn 28 trong 39 xe biển quân sự, biển xanh 80A, thu lời bất chính hơn 6 tỉ đồng. Việc đăng ký, cho thuê, thế chấp các xe này đã gây thất thoát hơn 3 tỉ đồng do không nộp thuế trước bạ.

[eMagazine] Năm 2018, củi lửa và đại án - Ảnh 15.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên tòa - Ảnh: TTX

Ngoài ra, Út "trọc" còn chỉ đạo cấp dưới cấu kết để làm giả hợp đồng gửi, giữ 20.000 lít xăng kém chất lượng, để không bị Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương xử phạt gần 1,5 tỉ đồng.

Về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức, bản án xác định, năm 2000, ông Hệ mua bảng điểm và bằng tốt nghiệp giả ĐH Kinh tế quốc dân, chuyên ngành quản trị. Trong nhiều năm, bị cáo đã dùng giấy tờ giả này để đưa vào hồ sơ xét nâng lương, thăng quân hàm tới thượng tá.

Nguyễn Hưởng - Lê Duy
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên