img
(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 1.

Sau khi dư luận, báo chí lên tiếng với những phân tích xác đáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ, trình QH xem xét, cho lùi việc thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Và, Quốc hội đã thống nhất lùi đến kỳ họp sau. Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người, nhiều kẻ xấu đã xúi giục, kêu gọi xuống đường gây rối nhằm phản đối. Để rồi, khi bị các cơ quan chức năng lật mặt thì những kẻ cơ hội ấy lại xin được khoan hồng.

(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 2.

Giang hồ túng thiếu làm liều

(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 3.

Ngày 15-6, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam Trương Hữu Lộc về hành vi "lôi kéo, kích động, xúi giục, hỗ trợ, tiếp sức cho nhiều người khác tham gia tụ tập, tuần hành gây rối an ninh trật tự nhằm chống chính quyền nhân dân".

Tại cơ quan công an, Trương Hữu Lộc (SN 1961, tự Lộc "Lì"; ngụ quận Tân Bình, TP HCM) thừa nhận mình là một tay giang hồ, không nghề nghiệp, bị lôi kéo lên mạng xã hội chống phá nhà nước. Lộc đã sử dụng tài khoản Facebook "Loc Huu Trung" và thường xuyên livestream đưa ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá các chủ trương của Đảng và nhà nước, chống phá chính quyền nhân dân. Nội dung này được bọn cơ hội chính trị lợi dụng triệt để, phát tán lên YouTube nhằm mục đích tuyên truyền chống phá.

Theo đó, trong thời gian Quốc hội thảo luận dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng, dù chưa tìm hiểu các dự án luật này nhưng vì được những kẻ cơ hội chính trị cho tiền, Lộc đã phát sóng trực tiếp trên Facebook cá nhân, đưa ra những luận điệu vu khống nhằm bôi xấu, làm mất uy tín cán bộ lãnh đạo Đảng, nhà nước và Quốc hội. Qua đó, Lộc kêu gọi, lôi kéo người tham gia tụ tập đông người, gây rối trong những ngày vừa qua - dù dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được Quốc hội lùi thời gian xem xét vào kỳ họp sau.

"Sau khi làm việc với cơ quan pháp luật, tôi đã nhận thức được hành vi mình làm là sai trái, gây thiệt hại cho nhà nước, vi phạm trật tự an toàn xã hội. Tôi xin hứa sẽ không bao giờ nghe theo kẻ xấu để livestream kêu gọi, lôi kéo mọi người xuống đường gây rối, vi phạm pháp luật như vậy. Đây là lần đầu tiên tôi bị lợi dụng làm việc này và đã kịp thời hối cãi nên mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật" - Trương Hữu Lộc trình bày.

Kẻ gây rối trong vai du khách

(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 5.

Tại cơ quan công an, Nguyen William Anh (SN 1985, quốc tịch Mỹ) thừa nhận hành vi của mình đã vi phạm pháp luật Việt Nam và khai rằng vừa nhập cảnh Việt Nam ngày 9-6, qua hôm sau tức ngày 10-6, Nguyen tham gia đoàn người đến Công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình) chụp ảnh, quay phim đăng lên trang Facebook và Twitter cá nhân, nhằm mục đích lấy tiếng và nổi tiếng trên không gian mạng, bất chấp sự thật đúng sai.

Sau đó, Nguyen hòa vào dòng người đi xung quanh Công viên Hoàng Văn Thụ rồi theo trục đường Nguyễn Văn Trỗi tiến vào trung tâm TP HCM. Khi đến ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Chính Thắng (quận 3), khoảng 3-4 xe đặc chủng của lực lượng cảnh sát chặn ngang đường không cho đi qua, Nguyen trèo lên xe cảnh sát rồi vẫy tay, hô hào và giúp những người khác trèo qua xe tiếp tục tiến vào trung tâm TP. Đáng nói, sau khi trèo qua, Nguyen còn hô hào đoàn người lật xe cảnh sát nhưng xe nặng không lật được.

Khi lực lượng chức năng mời về làm việc, Nguyen William Anh không hợp tác, vùng vẫy, la hét. Sau khi được đưa lên xe, Nguyen tiếp tục hô hào, vẫy tay gây sự chú ý của đám đông và kêu gọi mọi người tiếp tục tiến vào trung tâm TP để gây rối.

Tối 15-6, Công an TP HCM cũng đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt để tạm giam Nguyen William Anh về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".

Giả danh công an để gây rối

(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 7.

Sáng 16-6, Công an TP HCM tạm giữ một thanh niên tên Nguyễn Hùng Thái (SN 1995, trú quận Bình Thạnh) khi đang giả danh công an. Theo điều tra ban đầu, Thái điều khiển xe máy và mặc sắc phục công an đến Công viên 30-4. Thái khai nhận có chủ ý trà trộn vào đám đông, nếu có tụ tập gây rối sẽ đánh người rồi vu khống cho lực lượng chức năng.

Sáng cùng ngày, công an kiểm tra hành chính đối với một người đàn ông mặc trang phục giả làm cảnh sát cơ động. Người này bị ngăn chặn trên địa bàn phường Tân Định khi đang cố tình di chuyển về khu vực Công viên 30-4 với ý định kích động.

Cũng trong ngày 16-6, lực lượng chức năng quận Gò Vấp phát hiện Trần Quốc Đạt và Vũ Quốc Huy (cùng 39 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) có biểu hiện gây rối trật tự công cộng. Qua kiểm tra hành chính, công an phát hiện trong xe máy của 2 người có mang theo còng số 8, CMND giả, logo ngành công an. Trong khi đó, Công an quận Thủ Đức cũng đang làm rõ hành vi của một đối tượng mạo danh công an.

img
img

Trong một diễn biến liên quan, chiều 16-6, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân cho biết đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Võ Văn Trụ (SN 1982, quê Long An) về tội danh "Chống người thi hành công vụ".

Trước đó, vào ngày 11-6, Trụ đến Công ty Pou Yuen (trên Quốc lộ 1A, quận Bình Tân) để làm việc. Khi đến nơi, thấy công nhân bỏ làm, tụ tập gây rối nên Trụ tham gia. Lúc này, lực lượng cảnh sát cơ động thuộc Công an TP HCM đang làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự thì một số người quá khích dùng gạch đá và các vật dụng ném. Thấy đám đông hô hào nên Trụ đã xông vào nhặt một tảng đá lớn, ném vào một cảnh sát cơ động. Rất may, chiến sĩ này né được, không bị thương.

img
img


Sau khi gây ra sự việc, Trụ trở lại xưởng làm việc rồi về lại phòng trọ. Khi được mời về trụ sở làm việc, Trụ khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Trụ cho biết khi nghe một số người hô hào rằng bị cảnh sát đánh nên chạy theo chứ bản thân không thấy việc cảnh sát đánh ai. Trụ cũng nói rằng do tối hôm trước có nhậu say nên không làm chủ được hành vi. Trụ nói rất hối hận vì hành vi của mình làm ảnh hưởng đến gia đình. Gia đình Trụ có hoàn cảnh khó khăn, cả vợ chồng đều là công nhân, có 2 con nhỏ, mẹ ruột chuẩn bị mổ tim.


Dùng tiền để lôi kéo

Sáng 10-6, Trương Hữu Lộc đã nhận tiền của một số người thường giao lưu trên trang Facebook cá nhân để mua khoảng 600 ổ bánh mì và hơn 600 chai nước suối, 100 cái bánh chưng rồi thuê 2 taxi vận chuyển từ Tân Bình ra quận 1 để tiếp tế, cổ vũ hành vi gây rối.

Ông Nguyễn Văn Minh (bán tạp hóa nhỏ ở phường Phú Trinh, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) khai nhận vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 11-6, có một thanh niên đến mua hàng rồi đưa cho ông 200.000 đồng với điều kiện phải tham gia quấy rối, đập phá.

Còn Trần Minh Q. (16 tuổi, lao động tự do) khai vào tối 10-6, trên đường đi chơi thì thấy nhiều người kéo xuống đường gây rối. Lúc này, một phụ nữ lạ mặt đến đặt vấn đề cho Q. 300.000 đồng với điều kiện đi theo nhóm người này, thấy ai làm gì thì làm đó. "Khi cùng đám đông đến trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận thì có người đưa đá cho em để ném vào trụ sở" - Q. nói và hứa sẽ không tái phạm.

Ở một diễn biến khác, nguồn tin của Báo Người Lao Động ngày 17-6 cho biết Công an tỉnh Bình Thuận vừa ra quyết định khởi tố 7 nghi can ở thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong về các hành vi gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ. Đây là những đối tượng cầm đầu kích động, xúi giục, lôi kéo nhiều người dân địa phương tham gia gây rối, đập phá tài sản nhà nước, tấn công lực lượng chức năng tại thị trấn này trong các ngày 10 và 11-6 vừa qua.

Trong đó, đối tượng Ngô Duy Nam (SN 1982, ngụ tỉnh Bình Phước) khai nhận đã đưa tiền, xúi giục người khác gây rối, phá hoại

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cũng đã tạm giữ gần 20 người càn quấy, tham gia đập phá trụ sở UBND tỉnh và Sở KH-ĐT tỉnh Bình Thuận. Cơ quan công an đang khẩn trương sàng lọc hành vi của những người này để xem xét khởi tố theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn văn Bình, ngụ huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận khẳng định:  Giữa chính quyền và nhân dân huyện Tuy Phong có quan hệ khăng khít, người dân  sống rất chan hòa. Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng rất quan tâm, gần gũi với nhân dân. Do đó, không có thể nào xảy ra việc mâu thuẫn giữa người dân và cán bộ tại địa phương. Chỉ trừ khi người dân bị xúi giục, kẻ xấu cho tiền mới dẫn đến việc gây rối, làm mất an ninh trật tự. 

"Người dân chúng tôi rất mong cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng và nghiêm trị những kẻ chống phá nhà nước, gây mất trật tự trị an, làm ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân" - ông Bình bức xúc nói.

(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 10.

Trong những ngày qua, Công an TPHCM cho biết đã xử lý 310 đối tượng có hành vi quá khích, kích động tụ tập, tuần hành gây rối an ninh trật tự. 7 đối tượng đã bị tạm giữ hình sự và hàng trăm người bị xử phạt hành chính. Trong số đó có 38 người được bảo lãnh.

img
img
img


Trước tình hình này, công an cũng đã khuyến cáo người dân bình tĩnh, cảnh giác, không nghe theo các luận điệu xuyên tạc và các lời kêu gọi, kích động, xúi giục tham gia xuống đường tụ tập đông người, tuần hành, gây rối an ninh trật tự; không nghe theo kích động của kẻ xấu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Các hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. Đồng thời, Công an thành phố đề nghị người dân khi phát hiện đối tượng có hoạt động dụ dỗ, kích động, gây mất an ninh trật tự... cần báo ngay cho công an gần nhất.

(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 12.

Thiếu tướng Phan Anh Minh (Phó Giám đốc Công an TP HCM) trực tiếp xuống chỉ đạo tại hiện trường


img
img


Hiện Công an tỉnh Bình Thuận và công an các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, TP Phan Thiết tiếp tục kêu gọi những người đã tham gia tụ tập, quấy rối ra tự thú, thành khẩn khai báo để hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật. Quan điểm của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận là xử lý thật nghiêm, đúng pháp luật những đối tượng cầm đầu kích động, lôi kéo, xúi giục người dân làm điều sai trái.

Điều mà ai cũng có thể thấy trong suốt những ngày xảy ra các vụ tụ tập gây rối vừa qua, là các cơ quan chức năng luôn lấy việc bảo vệ an toàn cho công nhân nói riêng, người dân xuống đường diễu hành nói chung làm tiêu chí hàng đầu. Bằng chứng là lực lượng chức năng chỉ tìm cách thuyết phục và kêu gọi trước những hành động quá khích. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kịp thời kêu gọi công nhân bình tĩnh, tránh bị xúi giục, chứ không hề yêu cầu xử lý những công nhân lỡ nghe theo lời kẻ xấu.


(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 14.

(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 15.

GS-TS Trương Văn Vỹ, giảng viên xã hội học tội phạm Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM, nói rằng ông cảm thấy đau lòng khi nhìn thấy các em, các cháu cảnh sát cơ động với khuôn mặt nhem nhuốc bị người dân ở một số địa phương quá khích tấn công. Sinh viên thắc mắc với tôi: Thế nào là yêu nước? Tôi trả lời các em phải cố gắng học tập cho tốt, tạo cho mình một hành trang vững chắc để bước vào đời. Nếu các em yêu nước thì dùng những kiến thức mình đã học trong trường để phục vụ công việc, giúp ích cho xã hội, cho quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. "Yêu nước là mỗi người hãy cố gắng làm tốt công việc của mình, nếu muốn có ý kiến thì phải có chỗ, có nơi, đúng quan điểm, đúng pháp luật" - GS-TS Trương Văn Vỹ tâm sự.

(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 16.

Tinh thần yêu nước luôn cháy bỏng trong mỗi người dân Việt nhưng chúng ta, nhất là anh em công nhân phải biết cách thể hiện một cách ý nghĩa. Trong các vụ tụ tập đông người, rất nhiều kẻ xấu trà trộn vào để lôi kéo, xúi giục công nhân làm theo những ý đồ của họ nhằm làm rối ren thêm tình hình. 

Ai cũng biết, các nhà đầu tư đến Việt Nam để sản xuất - kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người Việt. Vậy thì tại sao chúng ta khi chưa hiểu hết cặn kẽ vấn đề lại tự ý ngừng việc để tụ tập gây rối? Nếu mỗi người chúng ta tỉnh táo trong nhận thức, chắc chắn các thế lực thù địch không có cơ hội xúi giục, kích động gây rối, vừa làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vừa mất đi việc làm và thu nhập.

Hành động xuống đường gây rối chỉ khiến việc làm, thu nhập, đời sống gia đình của công nhân bị ảnh hưởng, doanh nghiệp cũng rơi vào khó khăn khi phải chuyển đơn hàng đi nơi khác. Môi trường đầu tư bị ảnh hưởng, liệu có còn nhà đầu tư nước ngoài nào dám vào Việt Nam làm ăn.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công an, nhắc nhở lòng yêu nước phải được thể hiện một cách đúng đắn. Chính vì một số người dân không hiểu đúng bản chất sự việc, thể hiện thái độ nóng vội nên vô tình bị lợi dụng, lôi kéo bởi những phần tử xấu dẫn đến vi phạm pháp luật. Theo Thiếu tướng Cương, có nhiều kênh để người dân đóng góp ý kiến, không nhất thiết phải tụ tập đông người, bị lôi kéo gây ra những sự việc vô cùng đáng tiếc vừa qua. "Những hành động lôi kéo, kích động, quá khích của một bộ phận không phải là hành động thể hiện lòng yêu nước mà chính là phản bội Tổ quốc" - Thiếu tướng Cương nhấn mạnh.

(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 17.
(eMagazine)- Toàn cảnh vụ gây rối ở TP HCM và Bình Thuận - Ảnh 18.
Nhóm phóng viên
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên