xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải ngân vốn: Cần nhanh nhưng phải hiệu quả

Bài và ảnh: Minh Chiến

Việc giải ngân nhanh vốn đầu tư công sẽ góp phần phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay nhưng cần chú trọng đến hiệu quả, chất lượng khi rót vốn

Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp với tinh thần quyết liệt nhất.

18 bộ giải ngân dưới 20%

Đến nay kết quả thực hiện đã có những kết quả rõ rệt, ước giải ngân đến ngày 31-10 là hơn 321.529 tỉ đồng, đạt 68,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Theo Bộ Tài chính, có 13 bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương có ước tỉ lệ giải ngân đến ngày 31-10 đạt trên 70%. Tuy nhiên, vẫn còn 18 bộ, cơ quan trung ương và 6 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 45%, trong đó có 8 bộ, cơ quan trung ương và 1 địa phương là Đồng Nai có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 20%.

Giải ngân vốn: Cần nhanh nhưng phải hiệu quả - Ảnh 1.

Đường trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội) sử dụng vốn đầu tư công vừa đưa vào khai thác, sẽ giảm áp lực giao thông cho thủ đô

Trao đổi với phóng viên, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, cho rằng việc này đã góp phần sớm phục hồi và phát triển nền kinh tế. Chính phủ, các bộ - ngành, địa phương đã vào cuộc quyết liệt để đạt được kết quả khả quan nêu trên. Tuy nhiên, TS Lê Đăng Doanh nhìn nhận giải ngân vốn đầu tư công nhanh nhưng phải chất lượng, hiệu quả; nếu chạy theo tiến độ thì sẽ dễ phát sinh tiêu cực, làm ẩu, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nhìn nhận trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là rất cần thiết để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, chạy đua theo thành tích, giải ngân để lấy số lượng thì sẽ gây ra không ít hệ lụy.

Không chạy theo số lượng

Ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh: "Nếu chúng ta không chú trọng về hiệu quả thì nguồn vốn có thể sẽ giải ngân vào các khâu, hạng mục chưa mang lại hiệu quả ngay. Đầu tư xong, xây dựng xong nhưng công trình, dự án đó chưa phát huy được hiệu quả đồng bộ. Cần tính toán để đầu tư phải đồng bộ, còn để dở dang thì việc giải ngân đó chưa mang lại hiệu quả tổng thể. Phải lưu ý không chạy theo thành tích". Ông Cường lưu ý giải ngân theo số lượng thì nhà thầu cũng sẽ chạy theo khối lượng, có thể ảnh hưởng tới công trình, dự án và khi đó hiệu quả đầu tư công thấp hơn rất nhiều.

Cũng theo ông Hoàng Văn Cường, không nên giải ngân vốn đầu tư công bằng mọi giá bởi nếu giải ngân theo thành tích, có thể vốn sẽ bị "rót" vào những khâu, hạng mục chưa có trong kế hoạch chuẩn bị trước. Một vấn đề nữa được ông Cường nêu ra là năm nay có nhiều vốn, tìm mọi cách để giải ngân xong thì đến năm sau, chu kỳ sau có tiếp nối được hay không, hay sẽ xảy ra tình trạng đứt gãy đầu tư. Chính vì vậy, việc giải ngân vốn nhanh nhưng phải đi đôi với hiệu quả, chất lượng, có tầm nhìn dài hạn. "Cả nhiệm kỳ vừa rồi chúng ta đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, thì thời gian này cần thận trọng để không xảy ra tình trạng đó, nếu không sẽ rất nguy hại" - ông Hoàng Văn Cường lo ngại.

Theo TS Lê Đăng Doanh, trong quá trình thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, cần cân nhắc kỹ lưỡng, những dự án đã giao nhưng không có khả năng hấp thụ, không hiệu quả mà tiếp tục "rót" vốn để đạt kế hoạch giao vốn thì không những không đạt kết quả tích cực mà còn tiềm ẩn rủi ro. Vị chuyên gia đề nghị đối với từng dự án, đặc biệt là những dự án quan trọng cần được ưu tiên để tháo điểm nghẽn, "vướng ở đâu gỡ ở đó" để nguồn vốn khi giải ngân phát huy hiệu quả, công trình khi hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Điều chuyển vốn cho các dự án cấp bách

Về các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn, Bộ Tài chính vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp phương án cắt giảm số vốn chưa phân bổ chi tiết đến hết ngày 30-9-2020 của các bộ - ngành, địa phương. Đồng thời, tổng hợp phương án điều chuyển vốn của các bộ - ngành có tỉ lệ giải ngân đến ngày 30-9-2020 dưới 60% để điều chỉnh cho các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhanh trong năm 2020 và các dự án khẩn cấp như ứng phó với biển đổi khí hậu, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo