xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm thiệt thòi cho lao động nữ

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Theo Chính phủ, nếu kéo giãn lộ trình giảm tỉ lệ hưởng lương hưu từ năm 2018 đến 2022 thì mỗi năm lao động nữ chỉ bị giảm 2% so với năm trước

Từ ngày 1-1-2018, lương hưu của lao động nữ (LĐN) nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm 25 năm thấp hơn từ 1%-10% so với người nghỉ hưu từ ngày 31-12-2017 trở về trước. Do đó, Chính phủ đã trình và đề nghị Quốc hội giao Chính phủ thực hiện chính sách điều chỉnh lương hưu đối với LĐN nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018.

Hơn 90.000 lao động nữ bị tác động

Theo tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, từ ngày 1-1-2018, việc điều chỉnh công thức tính lương hưu trong Luật BHXH năm 2014 đã làm phát sinh sự so sánh giữa LĐN với lao động nam, giữa LĐN nghỉ sau với LĐN nghỉ trước thời điểm ngày 1-1-2018.

Cụ thể, theo cách tính mới, để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu là 75%, LĐN phải có 30 năm đóng BHXH thay vì 25 năm như trước. Việc này tác động đến các LĐN chưa có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm. Có nghĩa, LĐN thiệt thòi hơn cả do luật không quy định lộ trình áp dụng cách tính lương hưu mới của LĐN, còn lao động nam lại có lộ trình thay đổi dần trong thời gian 5 năm.

Giả sử LĐN bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018, có đúng 25 năm đóng BHXH, thì hưởng lương hưu năm 2018 theo Luật BHXH với tỉ lệ chỉ 65%. Trong khi cùng thời gian đóng bảo hiểm đó, LĐN nghỉ từ năm 2017 lại được hưởng tỉ lệ lương hưu là 75%. Như vậy, LĐN nghỉ hưu năm 2018 có tỉ lệ lương hưu thấp hơn hẳn so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017 (từ 1%-10%).

Do lo ngại thay đổi về chính sách làm lương hưu của người nghỉ hưu năm 2018 thấp hơn nhiều so với 2017, số người nghỉ "hưu non" năm 2017 đã cao hơn khoảng 10% so với 2016 và được coi là gia tăng đột biến.

Theo dự báo của BHXH Việt Nam, việc áp dụng công thức tính lương hưu theo quy định của Luật BHXH năm 2014, số LĐN bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2021 sẽ bị thiệt trong mối tương quan với lao động nam. Số LĐN bắt đầu hưởng lương hưu bị thiệt thòi trong giai đoạn từ năm 2018-2021 mà có từ 20-29 năm 6 tháng đóng BHXH là hơn 91.000 người. Trong đó, năm 2018 là 20.500 người; năm 2019 là 22.000 người...

Vì vậy, Chính phủ nhận thấy cần có phương án xử lý để khắc phục hạn chế nêu trên, giảm thiểu tác động đối với LĐN bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn 4 năm, từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2021.

Giảm thiệt thòi cho lao động nữ - Ảnh 1.

Lao động nữ rất cần chính sách lương hưu hợp lý để an tâm lao động

80 tỉ đồng bù đắp

Chính phủ cho rằng nếu kéo giãn lộ trình giảm tỉ lệ hưởng lương hưu trong 5 năm từ năm 2018 đến năm 2022, mỗi năm LĐN sẽ chỉ bị giảm 2% so với năm trước. Như vậy, LĐN bắt đầu hưởng lương hưu trong năm 2018 giảm 2%; 2019 giảm 4%; 2020 giảm 6%; 2021 giảm 8% và 2022 giảm 10%.

Chính phủ cũng đưa ra phương án sẽ cấp bù để nhóm LĐN chịu ảnh hưởng bởi chính sách này đỡ thiệt thòi, bằng cách hỗ trợ số tiền tương ứng với chênh lệch lương hưu nếu tính theo Luật BHXH. Tức là sẽ bù vào tỉ lệ hưởng lương hưu lần lượt cho LĐN bắt đầu hưởng lương hưu năm 2018 là 8%; 2019 là 6%; 2020 là 4%; 2021 là 2% và từ 2022 thì không được bù vì kết thúc lộ trình như nam giới.

Thực hiện theo phương án điều chỉnh nêu trên, giai đoạn từ năm 2018 đến 2021, mỗi năm sẽ phát sinh thêm nhu cầu kinh phí. Cụ thể, năm 2018 phát sinh thêm 27,8 tỉ đồng; năm 2019 là 23,7 tỉ đồng; năm 2020 là 18,1 tỉ đồng; năm 2021 là 10,3 tỉ đồng. Tổng cộng, số tiền phát sinh thêm là khoảng 80 tỉ đồng. Chính phủ dự kiến nguồn kinh phí điều chỉnh do Quỹ BHXH bảo đảm.

Chính phủ nhận thấy việc quy định chính sách điều chỉnh lương hưu riêng đối với LĐN nghỉ hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết 2021 bị thiệt do tác động của Luật BHXH năm 2014 có đặc thù riêng, nằm ngoài điều chỉnh lương hưu chung nêu trên và vượt quá thẩm quyền của Chính phủ. Vì vậy, đề nghị QH đồng ý với chủ trương nêu trên và cho phép ghi vào nội dung nghị quyết của QH giao Chính phủ ban hành văn bản thực hiện chính sách điều chỉnh lương hưu đối với LĐN bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2021 mà bị thiệt do thay đổi công thức tính lương hưu.

Sáng 15-6, QH đã thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5, nhất trí với đề nghị của Chính phủ; giao Chính phủ ban hành quy định thực hiện chính sách điều chỉnh lương hưu đối với LĐN bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1-1-2018 đến 31-12-2021 bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu. Nguồn kinh phí thực hiện do quỹ BHXH bảo đảm.

Cơ bản hợp lý

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động - Tổng LĐLĐ Việt Nam, đánh giá các phương án mà Chính phủ trình QH, dù chưa tiếp thu hết các kiến nghị, góp ý của Tổng LĐLĐ Việt Nam nhưng cơ bản hợp lý nhằm bớt thiệt thòi cho LĐN. Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết sau khi có Nghị quyết của QH, Chính phủ sẽ ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh lương hưu của LĐN, trên cơ sở các hồ sơ mà bộ này trình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo