xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo sư đông quá!

Hiếu Nghi

Chỉ trong năm 2017, cả nước có thêm hơn 1.200 giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS). Đây quả là con số có thể làm “chột dạ” bất cứ quốc gia nào về mặt học hàm và danh vị, trong khi nền giáo dục của ta so với quốc tế còn “dưới cơ” xa lắc.

Những con số trên không phải hoàn toàn bất ngờ. Trước đó, năm 2015, chúng ta đã có thêm 522 GS, PGS và năm 2016 phong hơn 700 GS, PGS. Tính đến nay, cả nước có hơn 13.000 GS, PGS. Lý do được nhiều lãnh đạo và cơ quan chức năng giải thích là hiện tỉ lệ GS, PGS trên số dân của Việt Nam còn thấp; cần đáp ứng nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy nên phải tăng lượng GS hiện hữu. Thậm chí, không ít nơi còn tự hào về lượng trí thức hiện có và kêu gọi đẩy mạnh khâu đào tạo, tấn phong GS, PGS. Nghe tưởng như hợp lý nhưng có một thực tế là từ sau năm 2017, tiêu chí và quy định về phong hàm GS, PGS ngày càng chặt chẽ, nghiêm khắc nên con số hơn 1.200 người được phong trong năm nay được cho là vét chuyến tàu cuối.

Thật ra, có nhiều GS, PGS cũng hợp lý trong bối cảnh đào tạo đại học và sau đại học còn ì ạch như hiện nay. Vấn đề đáng bàn là chất lượng đội ngũ này như thế nào và có đóng góp tương xứng cho nền giáo dục hay không? Một trong những tiêu chí để đánh giá và tạo uy tín của GS, PGS chính là kết quả nghiên cứu khoa học, thể hiện qua bài báo/công trình khoa học đăng ở các tạp chí quốc tế (ISI/Scopus). Vậy nhưng, trong hơn 1.200 người được xét duyệt năm 2017, có đến 34% GS và 53% PGS không có bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế. Không nghiên cứu khoa học mà vẫn đủ tiêu chuẩn phong hàm GS và PGS, lẽ nào chuẩn Việt Nam khác xa với chuẩn thế giới đến vậy!?

Một trong những lý do chính để các nhà trí thức biện hộ cho việc không nghiên cứu khoa học là hoàn cảnh khó khăn, lương và thu nhập từ giảng dạy thấp, không thể an tâm cống hiến. Từ đây, nhiều người so sánh với mức lương giảng dạy đại học ở các nước tiên tiến và dễ dàng chấp nhận buông xuôi, không cần phấn đấu. Nhưng ít người tự khắt khe với bản thân rằng tại sao nhiều người luôn được các trường đại học nước ngoài mời giảng dạy với mức lương rất cao; nhiều người khác có chân trong các viện nghiên cứu uy tín và họ chưa bao giờ ngừng nghỉ nghiên cứu khoa học?

Trong số GS, PGS của Việt Nam hiện nay có rất nhiều quan chức từ địa phương cho đến các bộ, ngành. Họ chỉ làm công việc quản lý hành chính nhà nước chứ không tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu. Tệ hơn, lắm người trong số họ chẳng nói thạo được một ngoại ngữ - tiêu chí tối thiểu để có thể giao tiếp với các nhà khoa học quốc tế. Nói cách khác, với một số trí thức bây giờ, học hàm chỉ để giải quyết khâu oai hoặc tìm kiếm danh lợi, không giúp ích gì mấy cho giáo dục nước nhà.

Cơ chế đào tạo và xét duyệt dễ dãi sẽ cho "ra lò" nhiều người bất tài nhưng mê đắm hư danh. Và những người đó nếu tham gia vào công tác giảng dạy ở các trường đại học, các viện nghiên cứu thì sẽ cho ra đời một thế hệ trí thức kém chất lượng và vòng quay này cứ thế kéo lùi nền giáo dục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo