xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giao thông miền Tây và "chương trình hành động" của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Bài: TS Trần Hữu Hiệp; ảnh VGP

(NLĐO) - Phát triển giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long chính là "điểm nghẽn" nhiều nhiệm kỳ của Chính phủ, là "món nợ" dân như cách nói của nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp xúc cử tri, trình bày chương trình hành động của ứng cử viên ở đơn vị bầu cử số 1, quận Cái Răng, TP Cần Thơ vào ngày 8-5. 

Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ ứng cử tại một đơn vị bầu cử thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nhiều người quan tâm.

Trao đổi với cử tri, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đường cao tốc từ TP HCM nối Đồng bằng sông Cửu Long "chậm quá" nên phải tổng kết, rút kinh nghiệm và ông đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải làm việc này. "Tiếp đến là phải làm đường cao tốc từ đây xuống Cà Mau cho xong, đường tới An Giang, đường vành đai xung quanh thành phố này, rồi đường ven biển, cần nhiều đường lưu thông hàng hóa".

Nhiều cử tri đồng tình, nói thẳng: Giao thông chính là huyệt đạo phát triển của miền Tây. Đầu vào qua đường này, thu hút đầu tư, phát triển giao thương, văn hóa, du lịch và mọi thứ; mà đầu ra cũng là đây. Phát triển hạ tầng giao thông chính là mệnh lệnh phát triển vùng, là ưu tiên hàng đầu.

Giao thông miền Tây và chương trình hành động của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh 1.

Giao thông luôn là điểm nghẽn ngăn đà phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long

Không phải đến bây giờ vấn đề này mới được nhận diện. Cách đây gần 20 năm, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng chỉ ra "3 điểm nghẽn phát triển vùng" là giao thông, thủy lợi và nguồn nhân lực. Cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã ban hành "3 quyết định" làm "3 khâu đột phá" phát triển, trong đó có Quyết định 344/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Trong các nhiệm kỳ Chính phủ tiếp theo của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, giao thông vẫn luôn được xác định là "khâu đột phá". 

Đặc biệt, người dân đánh giá cao vai trò xông xáo, hành động quyết liệt, chỉ đạo cụ thể của nguyên Thủ tướng, nay là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Nhờ vậy mà các công trình trọng điểm, huyết mạch giao thông được vận hành. Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận hoàn thành, đưa vào sử dụng sau 12 năm qua nhiều lần khởi công, đình hoãn. Cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, tuyến tốc độ cao Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hoàn thành, đưa vào sử dụng. Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu 2 được khởi động và nhiều công trình giao thông khác được kỳ vọng tạo ra điểm sáng trong bức tranh chung.

Nhưng cho đến nay, giao thông miền Tây vẫn là "vùng trũng" của cả nước, đặc biệt là chưa theo kịp nhịp điệu phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu phát triển vùng. 

Chỉ riêng trục giao thông xương sống là Quốc lộ 1 nối TP HCM và Cần Thơ đã thường xuyên xuất hiện các nút thắt cổ chai gây bức xúc và cản trở các địa phương thu hút đầu tư phát triển. Phát triển giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long chính là "điểm nghẽn" nhiều nhiệm kỳ của Chính phủ, là "món nợ" dân như cách nói của nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Giao thông Đồng bằng sông Cửu Long vẫn trong tình trạng "đói đường cao tốc, khát đường giao thông". Trong khi cả nước có hơn 2.000 km đường cao tốc, thì vùng này chỉ có hơn 40 km đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương hiện hữu và đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận mới vừa hoàn thành. Hệ thống giao thông bộ toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm khoảng 10% cả nước với hơn 2.000 km đường quốc lộ, khoảng 4.800 km đường tỉnh, khoảng 73.000 km đường huyện và giao thông nông thôn. Hiện khu vực này có khoảng 67% loại đường xấu và rất xấu, 33% loại đường trung bình.

Kết luận tại hội nghị lần thứ 3 sơ kết thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra phương châm "8G" là "giao, giáo, giang, gắn, giàu, giỏi, già và giới" mà chữ G đầu tiên là giao thông.

Tại phiên họp cuối trên cương vị người đứng đầu Chính phủ ngày 31-3-2021, nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã  nhất trí về nguyên tắc vay 2 tỉ USD vốn quốc tế (của World Bank, của Đức, Pháp) cho mục tiêu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệm vụ phát triển bền vững vùng nói chung và lĩnh vực "giao thông đi trước mở đường" nói riêng là nhiệm vụ cấp bách, khó khăn, cần có nguồn lực, nguồn vốn với các giải pháp đồng bộ, trước mắt và lâu dài.

Vì vậy, với tầm nhìn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lời hứa của ứng cử viên đại biểu Quốc hội trình bày chương trình vận động tranh cử của mình, vừa mang tính kế thừa vừa phát triển nằm ở khâu quan trọng nhất, quyết định nhất không phải là "sự nhận diện" mà chính là hiện thức hóa trong thời gian tới. Làm gì để vượt qua điểm nghẽn? Nguồn vốn nào, chương trình, dự án nào cần ưu tiên và triển khai như thế nào? Luôn là những câu hỏi lớn cần lời đáp thuyết phục.

5 năm tới, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thêm 2 tỉ USD từ vốn vay để hoàn thiện mạng lưới giao thông như các quốc lộ, tuyến ven biển và đường cao tốc. Đồng bằng sông Cửu Long cần ưu tiên phát triển các trục giao thông xương sống theo trục dọc Bắc Nam, tuyến ven biển, các trục ngang kết nối vùng, liên vùng, tạo ra các hành lang kinh tế để mở rộng không gian phát triển, tạo quỹ đất mới để xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, khu dân cư xung quanh tạo thành động lực phát triển mới. Cần kết nối và phát huy hiệu quả các công trình trọng điểm mới như cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, tuyến đường ven biển đông.

Với nhu cầu phát triển của "vùng trũng giao thông đồng bằng", thì nguồn lực vốn vay 2 tỉ USD là con số nhỏ, chỉ có thể "giải cơn khát". Để phát huy và tạo nguồn lực, miền Tây rất cần Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư cho vùng này cũng là vì cả nước. Bài học về các dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ hơn 10 năm qua như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Bến Lức - Long Thành… vẫn còn nguyên giá trị.

Việc xác định đúng nhu cầu bức xúc, nhận diện rõ điểm nghẽn giao thông là quan trọng, nhưng quyết tâm và giải pháp khả thi để tháo điểm nghẽn chính là mệnh lệnh phát triển. Phải tìm ra lời giải cho bài toán khó giao thông bằng huy động vốn đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên, đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và kết nối các phương thức giao thông. 

Đó cũng chính là việc khơi thông mạch máu, huyệt đạo phát triển đồng bằng trong thời gian tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo