xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giao trung tâm việc làm đưa người đi xuất khẩu lao động

Minh Chiến - Văn Duẩn

Chính phủ đồng ý cho 6 tỉnh thí điểm giao trung tâm dịch vụ việc làm đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và việc này phù hợp thông lệ quốc tế

Ngày 23-10, theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10, Quốc hội (QH) thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Giảm chi phí cho NLĐ

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Nguyễn Thúy Anh cho biết một số ý kiến đại biểu (ĐB) QH đề nghị cân nhắc kỹ hơn về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Theo bà Nguyễn Thúy Anh, trong quá trình lấy ý kiến, đơn vị nhận thấy có 2 nhóm ý kiến. Nhóm thứ nhất tán thành việc giao cho trung tâm dịch vụ việc làm đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện thỏa thuận quốc tế như đề xuất của Chính phủ. Nhóm thứ hai không tán thành vì cho rằng sẽ phát sinh chi phí ngân sách và nhân lực của nhà nước, đồng thời chưa rõ về cơ chế, nguồn kinh phí để bồi thường cho NLĐ khi đơn vị này gây ra; trách nhiệm trong việc giải quyết, hỗ trợ cho NLĐ có tranh chấp khi đang làm việc ở nước ngoài.

Giao trung tâm việc làm đưa người đi xuất khẩu lao động - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên họp Quốc hội ngày 23-10 Ảnh: NGUYỄN NAM

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ QH đã lấy ý kiến của các đoàn ĐBQH theo 2 phương án. Phương án 1: Quy định theo hướng chỉ giao đơn vị sự nghiệp là trung tâm dịch vụ việc làm do chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành lập và chỉ được thực hiện việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài để thực thi thỏa thuận quốc tế. Phương án 2: Không giao đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện thỏa thuận quốc tế. Kết quả, 26/40 đoàn ĐBQH lựa chọn phương án 1.

Thảo luận nội dung này tại phiên họp, ĐB Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) cho rằng với phương án 1, NLĐ sẽ có thêm cơ hội đi làm việc ở nước ngoài và không nên hạn chế số lượng doanh nghiệp dịch vụ. Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng cả nước có hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm của bộ, ngành, các tỉnh. Các trung tâm này thể hiện được 7 nhiệm vụ mà trong Luật Việc làm quy định. "Các trung tâm cũng là nơi tạo nguồn, để các địa phương giao đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, NLĐ sẽ rất tin tưởng mà lại không hề tăng thêm biên chế" - ĐB Nguyễn Sơn nói.

Giải trình thêm nội dung này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết trước nhu cầu từ các địa phương của Hàn Quốc và Nhật Bản, Chính phủ đã đồng ý cho 6 tỉnh làm thí điểm giao trung tâm dịch vụ việc làm đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc. Việc này phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với Tuyên bố cấp cao ASEAN về lao động di cư mà Việt Nam đã cam kết. Đây cũng là giải pháp để cắt giảm chi phí cho NLĐ vì NLĐ không phải trả tiền dịch vụ và tiền môi giới.

Thêm đối tượng tiếp cận thông tin người nhiễm HIV/AIDS

Cùng ngày, QH cũng đã thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Nhiều ĐB cho rằng cần bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV/AIDS nhằm bảo đảm lợi ích của người nhiễm trong việc điều trị, thanh toán chi phí khám chữa bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV cho người trực tiếp chăm sóc, điều trị.

Tại điểm cầu tỉnh Đồng Tháp, ĐB Phạm Văn Hòa cho hay người thân đang chăm sóc cho những người nhiễm HIV/AIDS liệu có bị nhiễm hay không khi người bệnh không có ý thức tự giác. Vì vậy, việc tiếp cận thông tin người nhiễm rất cần thiết để tránh lây nhiễm cho người thân như cha mẹ, vợ hoặc người chăm sóc trực tiếp đối tượng này.

"Để bảo đảm bí mật thông tin của nhiều người nhiễm HIV/AIDS, để họ không mặc cảm với xã hội mà sống vui tươi, lành mạnh, cần có tư vấn, khuyến khích về mặt tinh thần cũng như tuyệt đối giữ bí mật thông tin" - ĐB Hòa nói.

ĐB Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) cho rằng cần phải cân nhắc mở rộng như thế nào để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS. ĐB này dẫn chứng báo cáo đánh giá tác động của Bộ Y tế sau khi khảo sát ý kiến của 1.800 người nhiễm HIV/AIDS thì có 27,8% không đồng ý với quy định này do sợ bị lộ. "Chúng ta nên đặt mong muốn, nguyện vọng của người nhiễm HIV/AIDS lên trên hết để tạo điều kiện tốt nhất điều trị, chăm sóc cho họ" - ĐB Triệu Thanh Dung nói.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung điều 4 về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV. Theo đó, người nhiễm HIV có các nghĩa vụ thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng; người có quan hệ tình dục hoặc người chuẩn bị kết hôn biết theo quy định của pháp luật. Dự thảo luật cũng bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV để bảo đảm quyền lợi của người nhiễm HIV trong điều trị, thanh toán chi phí khám chữa bệnh và tăng hiệu quả cho công tác giám sát, kiểm soát HIV/AIDS. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo