xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bạo hành: Gieo mầm ác vào trẻ em

PHAN ĐĂNG

Hình ảnh nhằng nhịt các vết tích bạo hành trên khuôn mặt, cơ thể bé trai 10 tuổi mà nặng chỉ có hơn 20 kg khiến ai xem qua cũng phải rơi lệ, đồng thời phẫn nộ trước hành vi phi nhân tính của kẻ thủ ác.

Càng phẫn uất hơn, thậm chí tới mức không thể tin, là nghi phạm "tác giả" của những vết tích bạo hành trên cơ thể bé trai 10 tuổi lại chính là người cha đẻ cùng sự "tiếp sức" của bà mẹ kế. Một người bình thường đều không thể hiểu vì sao mà người cha đẻ lại có thể nhẫn tâm bạo hành đứa con dứt ruột đẻ ra của chính mình dã man như vậy? Hổ dữ còn không ăn thịt con, sao người cha lại trút lên đứa con bé bỏng của mình những trận đòn như "đòn thù" như vậy? Hơn nữa, người cha ấy đã tốt nghiệp đại học, tức là được học hành tới nơi tới chốn, nhận thức và hiểu biết những giá trị cơ bản nhất về hành vi một con người thế nào là thiện, là ác…

Đáng suy ngẫm là những vụ bạo hành con dã man như người cha ở Hà Nội bạo hành con trai 10 tuổi lại không phải cá biệt. Trước đó, dư luận cả nước từng bàng hoàng trước nhiều vụ cha mẹ bạo hành đứa con đẻ của mình. Trong đó, dã man không kém và để lại hậu quả còn nặng nề hơn là cặp vợ chồng bạo hành bé gái 4 tuổi Đỗ Thị Kim Ngân ở Bình Dương gần 3 năm trước đến mức chấn thương sọ não. Nghiêm trọng và gây phẫn nộ sâu sắc nhất là vụ bé trai 8 tuổi Đỗ Doãn Lộc ở Bắc Ninh đã mãi mãi ra đi sau những trận "đòn thù" của cha đẻ cùng người tình.

Những người nhân danh là cha mẹ đó thường lấy các lý do con quá nghịch ngợm, khó bảo… cần phải "dạy dỗ" để biện minh cho hành vi bạo hành của mình. Song dù có lý giải cách gì thì cũng không thể giải thích được vì sao là cha mẹ xuống tay một cách dã man như vậy với con ruột của mình?

Trong rất nhiều gia đình hiện nay vẫn rất phổ biến quan niệm dạy dỗ con cái theo kiểu "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Cha mẹ, người lớn trong gia đình thường xem việc đánh đòn con cái là chuyện bình thường, thậm chí là đương nhiên. Theo một báo cáo của Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) công bố hồi tháng 6 vừa qua, tỉ lệ trẻ em bị bạo lực trong gia đình là cao nhất, lên tới 63,2%, gấp tới hơn 3 lần tỉ lệ đứng thứ hai là trẻ bị bạo lực trong trường học (20,1%).

Bạo lực, bạo hành với trẻ em trước hết có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Trẻ em dù là con cái trong gia đình nhưng được pháp luật bảo hộ về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân. Không chỉ có nguy cơ phải đối mặt với pháp luật, việc đánh đập, bạo hành chẳng những khó khiến trẻ trở nên ngoan hơn, mà chỉ làm các em sợ sệt, thậm chí trở nên lì và khó bảo hơn. "Thương cho roi cho vọt" là cách giáo dục phản khoa học, gieo vào tâm hồn trong trắng của con em mình những mầm ác bạo lực.

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Làm sao có thể có một xã hội nhân ái, nhân văn, văn minh nếu chủ nhân tương lai lại là những đứa trẻ lớn lên trong nỗi ám ảnh, nỗi đau của cả thể xác và tâm hồn bị bạo hành, ngược đãi. Xã hội tương lai đang phụ thuộc không nhỏ vào việc mỗi gia đình gieo vào con cái mầm nhân ái, nhân văn hay mầm ác ngày hôm nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo