xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng

MINH CHIẾN

Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành việc thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam nhằm giúp họ tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn

Ngày 3-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội (QH) khóa XV đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của QH thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Phải bảo đảm an toàn

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết thực tiễn công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục, cải tạo phạm nhân trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải có cơ chế mới, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam thực hiện. Tuy nhiên, hiện tại chưa có cơ sở pháp lý điều chỉnh dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong triển khai tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đề xuất QH ban hành Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Nghị quyết sẽ tạo cơ sở pháp lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các trại giam trong công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân trong giai đoạn hiện nay; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi hành án phạt tù, công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, trại giam sẽ hợp tác với tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam theo kế hoạch do cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phê duyệt.

Thảo luận về nội dung này, nhiều ĐB đồng tình với việc ban hành nghị quyết thí điểm tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Theo ĐB Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn), đây là một trong những giải pháp quan trọng đóng góp cho công tác tái hòa nhập cộng đồng, giúp phạm nhân có tay nghề vững vàng để dễ tìm việc làm sau khi mãn hạn tù, giúp con đường trở về nhà của phạm nhân ngắn lại. Tuy nhiên, ĐB Thủy cho biết cũng có những ý kiến e ngại về vấn đề an ninh, an toàn khi tổ chức thực hiện. Do đó, nếu nghị quyết được thông qua, Bộ Công an cần triển khai một cách chặt chẽ.

ĐB Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) đề nghị Chính phủ cần làm rõ trường hợp phạm nhân tham gia lao động với mục đích là được học nghề thì cơ chế như thế nào? Thời gian kéo dài bao lâu? Khi nào sẽ chuyển sang lao động có trả công? ĐB này cũng băn khoăn, trong quá trình phạm nhân tham gia lao động học nghề ngoài trại giam, các quyền của phạm nhân như hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, chế độ y tế được bảo đảm ra sao?

Còn ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) góp ý cần thống nhất mức chi trả công lao động cho phạm nhân khi tham gia lao động ngoài trại giam. "Quy định trả một phần như dự thảo nghị quyết đã hợp lý chưa và việc chi trả một phần này được hiểu như thế nào cũng cần phải làm rõ" - ĐB An đặt vấn đề.

Giúp phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng - Ảnh 1.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa): Cần làm rõ trường hợp phạm nhân tham gia lao động với mục đích là được học nghề thì cơ chế như thế nào? Ảnh: Nguyễn Nam

Sửa luật để phát triển kinh tế số, xã hội số

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), nêu rõ việc xây dựng luật này là hết sức cần thiết, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư.

Theo ông Nguyễn Hồng Diên, dự thảo luật nêu ra các quy định bảo đảm tính ổn định, liên tục của các hợp đồng dầu khí, hiệp định đã ký kết; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật như quy định về điều tra cơ bản, trình tự, phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí; khung chính sách cho việc thực hiện dự án; ưu đãi đầu tư và ưu đãi đặc biệt; công tác kiểm toán, kế toán, quyết toán, xử lý chi phí hoạt động; cơ sở hạ tầng ngành dầu khí; quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày Tờ trình dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, quan điểm chung của luật này là quản lý chặt chẽ, phân bổ hợp lý, hiệu quả quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, góp phần tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động thông suốt của các hệ thống thông tin vô tuyến điện…

Trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho hay cơ quan này tán thành với sự cần thiết ban hành và phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án luật. Theo ông Lê Quang Huy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện lần này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số.

Ngày 6-6, tiếp tục làm việc theo chương trình kỳ họp thứ 3, Chính phủ sẽ trình Quốc hội chủ trương đầu tư: Dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 TP HCM; chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1), Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1). Sau đó, ĐBQH sẽ thảo luận tại tổ về nội dung này.

4 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn

Theo chương trình dự kiến, từ chiều 7-6 đến hết ngày 9-6, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ. Sau khi xin ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ QH thống nhất 4 nhóm vấn đề chất vấn gồm: Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; tài chính; ngân hàng và giao thông vận tải. Bốn bộ trưởng, trưởng ngành ngồi "ghế nóng" trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo