xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

HẠN MẶN KHỐC LIỆT ÁM ẢNH MIỀN TÂY (*): Biến trở ngại thành cơ hội

GS-TS VÕ TÒNG XUÂN (Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ)

Với việc triển khai Nghị quyết 120, cần một tư duy mới thích ứng với biến đổi khí hậu: Không coi nước mặn là một trở ngại nữa mà nên biến nó thành cơ hội

Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ban hành từ ngày 17-11-2017. Thế nhưng, các địa phương đến nay vẫn còn rất lúng túng, không biết phải đầu tư như thế nào và làm gì để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn...

Cứ "ngon trớn" trồng lúa!

Nghị quyết 120 là một nghị quyết lịch sử, thể hiện tầm nhìn rất thực tế của Đảng và nhà nước. Chúng ta cần biết cách thực tế hóa tầm nhìn này mới có thể thực hiện thành công nghị quyết, giúp nông dân đổi đời cơ cực. Còn nếu như theo khuynh hướng của phần lớn các bộ, ngành trung ương và các địa phương ĐBSCL hiện nay - vẫn tiếp tục xin Thủ tướng duyệt kinh phí khổng lồ đem nguồn nước ngọt rất giới hạn về làm ngọt hóa các vùng mặn để trồng lúa - thì thật là vô phước cho nông dân miền Tây Nam Bộ! Chúng ta nên học cách làm của Nhật Bản: Từ một đất nước thiếu ăn, bị chiến tranh nguyên tử tàn phá, họ đã dư dả và trở thành cường quốc kinh tế chỉ sau 25 năm nhờ chính sách phát triển nông nghiệp.

HẠN MẶN KHỐC LIỆT ÁM ẢNH MIỀN TÂY (*): Biến trở ngại thành cơ hội - Ảnh 1.

Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 khiến nông dân trồng lúa ở ĐBSCL điêu đứng Ảnh: THỐT NỐT

Với Nghị quyết 120, chúng ta hoan nghênh Chính phủ đã gỡ cái vòng kim cô "an ninh lương thực" trên mọi người dân, để thay vào đó một tư duy mới rất phù hợp trong thời biến đổi khí hậu: Không coi nước mặn là một trở ngại nữa mà nên biến nó thành cơ hội, bớt diện tích lúa để dành đất và tiết kiệm nước ngọt trồng những cây ăn trái có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, nông dân đang "ngon trớn" trồng lúa, các địa phương cũng đang "ngon trớn" dốc hết kinh phí tổ chức cho nông dân trồng lúa. Chỉ tiêu pháp lệnh tăng trưởng GDP hằng năm trung ương giao cho địa phương phải đạt được tính theo sản lượng lúa.

Muốn thực hiện Nghị quyết 120, các địa phương cần phải tính toán giảm diện tích lúa để trồng cây gì có giá trị cao hơn nhưng tiêu tốn nước ngọt ít hơn hoặc nuôi thủy sản có giá trị cao. Về việc này thì các địa phương đang rất lúng túng, vì "trồng cây gì" hoặc "nuôi con gì" đều phải bảo đảm có người tiêu thụ chắc chắn, nếu không thì vẫn cứ phải trồng lúa mới giữ vững được chỉ tiêu pháp lệnh GDP - mà như thế thì lại trở về đường cũ, lợi tức của nông dân không tăng bao nhiêu.

Để phá vòng luẩn quẩn của cây lúa, nhất thiết các địa phương cần phải có tầm nhìn cao hơn và rộng hơn; phải thấy rằng không chỉ có cây lúa mà còn có những cây trồng, vật nuôi giá trị cao hơn. Chúng ta sản xuất lúa vừa phải để bảo đảm an ninh lương thực vừa phải giúp nông dân làm giàu bằng cách sử dụng đất cho mục đích khác. Nói cách khác, chúng ta phải biết kinh doanh nông nghiệp đa dạng, thông minh hơn chứ không chỉ trồng lúa. Đó mới là thích ứng trước biến đổi khí hậu, trước hạn mặn đe dọa thường trực đến cả vùng ĐBSCL.

Phải tổ chức lại sản xuất

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là tình hình xâm nhập mặn diễn ra hằng năm, chúng ta cần quy hoạch lại nhằm bố trí những vùng nào cần thay thế cây lúa, rồi tìm và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây trồng, vật nuôi mà họ có đầu ra chắc chắn. Trên cơ sở đó, nhà nước, địa phương, doanh nghiệp (DN) cùng nhau tổ chức sản xuất lại tại vùng có quy hoạch mới.

Chúng ta cần thấy vai trò rất quan trọng của các DN trong việc liên kết này. DN không thể thiếu trong chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 120. Không có DN thì sẽ không có đầu ra cho sản phẩm của nông dân.

Viễn cảnh một tương lai xán lạn của nền nông nghiệp mới của Việt Nam đang bày ra trước mắt chúng ta với những doanh nhân năng động gặp gỡ những nhà lãnh đạo năng động của các địa phương để cùng nhau quyết tâm thực hiện Nghị quyết 120. Trung ương và địa phương một mặt cần tiếp cận thông tin thị trường thế giới qua các phái bộ ngoại giao của nước ta gửi về để phổ biến rộng rãi trong nước; mặt khác cần tìm ra những doanh nhân có tâm và có tài nắm bắt thông tin thị trường, hoặc xông xáo đi tìm hay mở thị trường ở nước ngoài, để tổ chức đầu tư chế biến, sản xuất những sản phẩm từ nông sản nguyên liệu địa phương có thể đáp ứng với nhu cầu khách hàng quốc tế lẫn trong nước.

Dĩ nhiên, tất cả cố gắng của các bên sẽ thành công dã tràng nếu không có sự đổi mới từ một chủ thể khác: Nông dân. Phần lớn nông dân Việt Nam ngày nay là những người làm ăn nhỏ lẻ trên diện tích đất đai manh mún của mình, nhất là người trồng lúa. Phần lớn bà con nông dân còn nghèo hoặc rất nghèo. Suy cho cùng, cái nghèo của nông dân ta một phần vì chỉ biết trồng lúa giá quá rẻ mà chi phí quá cao; một phần vì chính họ luôn luôn chỉ suy nghĩ nhỏ lẻ, thiển cận. Họ không thấy xa, hiểu rộng, chỉ khư khư giữ lấy miếng đất nhỏ bé của mình; không chịu cùng nhau dồn điền đổi thửa để có một trang trại lớn với những kênh tưới, kênh tiêu theo đúng kỹ thuật hiện đại.

Làm sao cho nông dân chịu thấy xa, hiểu rộng để tự họ cũng sẽ làm giàu được là cả một quá trình. Đây là một thách thức lớn cho việc triển khai Nghị quyết 120. Chúng ta phải giúp nông dân có tư duy làm nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, hưởng lợi và làm giàu từ chính tình hình biến đổi thời tiết. 

Không nên cưỡng thiên nhiên

Bước đi cần thiết nhất ngay lúc này là gắn nông dân và DN theo chuỗi giá trị. Nhà nước, trung ương và địa phương cần chỉnh lại quy hoạch, xem xét kỹ những vùng không thích hợp với cây lúa thì không nên cưỡng thiên nhiên như thời gian trước đây - tiêu tốn ngân sách quá nhiều mà lợi ích cho nông dân không được bao nhiêu. Không thể chống xâm nhập mặn mà phải tìm cách thích ứng với nó. Phải lựa chọn lại con giống, cây trồng phù hợp, thích nghi với các vùng đó để kêu gọi đầu tư...

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 1-3

Kỳ tới: Lựa chọn mô hình thích ứng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo