xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạt nếp gỡ khó cho hạt lúa

Thốt Nốt

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cho biết trong vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh gieo sạ hơn 230.000 ha lúa và nếp. Trong số này, hơn 43.000 ha nếp được các địa phương thực hiện theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, nhiều doanh nghiệp (DN) đã thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản của nông dân được hơn 20.000 ha (lúa và nếp).

"Giá nếp vỏ khô đang được thương lái cũng như DN mua ở mức cao, từ 8.700-9.200 đồng/kg. Để chủ động trong điều hành sản xuất, ngành nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cho từng vụ, trong đó có nêu cụ thể các giải pháp ứng phó với điều kiện thời tiết bất lợi. Cùng lúc, chúng tôi cũng tìm kiếm, kết nối thị trường tiêu thụ nhằm không để xảy ra tình trạng ùn ứ sản phẩm trong dân" - ông Lâm nói.

Theo ông Lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và từng kỹ thuật viên nông nghiệp tuyến xã nắm chắc số liệu, tiến độ thu hoạch, ước được sản lượng sẽ thu hoạch trong từng thời điểm để cung cấp thông tin cho DN thu mua cũng như hỗ trợ kịp thời cho nông dân tiêu thụ sản phẩm. Trong vụ hè thu và thu đông (vụ 3) tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo phát huy hiệu quả hơn nữa trong việc theo dõi tình hình sản xuất ở địa phương nhằm giúp tiêu thụ hết lúa, nếp của nông dân trước tình hình mưa bão bất lợi trong 2 vụ này.

Nông dân Lê Văn Lam (ngụ xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) cho biết trong vụ hè thu năm nay, gia đình ông trồng hơn 5 ha lúa chất lượng cao. Trong khi đó, có đến khoảng 80% diện tích trồng lúa trước đây tại xã Tân Phước đã chuyển sang trồng nếp để cung cấp cho thương lái theo hình thức đặt cọc trước khi thu hoạch.

"Theo tôi biết, các thương lái đặt cọc với bà con để mua nếp với giá hơn 7.000 đồng/kg chứ không phải kiểu DN liên kết với nông dân từ khâu gieo trồng cho đến tiêu thụ. Chính vì không có sự ràng buộc nào với nhau nên tôi không dám tham gia trồng nếp, cho dù giá có cao hơn lúa rất nhiều" - ông Lam giải thích.

GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản rất thích dùng nếp của Việt Nam để chế biến một số loại bánh. Việc một số địa phương ở ĐBSCL chuyển sang trồng nếp để thay thế một phần diện tích lúa là rất phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu cũng như thị trường tiêu thụ hiện tại. Vấn đề là các thương lái cần nắm rõ những thông tin về tình hình tiêu thụ để thông báo cho nông dân biết. Đa phần nông dân hiện nay đều trồng loại nếp cao sản và ngắn ngày, tương đương như lúa nhưng năng suất thấp hơn chút ít. Giá nếp luôn cao hơn lúa nên nông dân có lợi nhuận nhiều hơn.

"Tôi rất hoan nghênh việc nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm khi thay dần diện tích trồng lúa sang trồng nếp. Ngành nông nghiệp cũng nên có những khuyến cáo và làm theo tín hiệu của thị trường chứ không nên chạy theo phong trào để rồi rơi vào cảnh "dội chợ ế hàng" hoặc bị thương lái ép giá như đã từng xảy ra trên nhiều loại cây trồng hay vật nuôi khác" - GS-TS Võ Tòng Xuân nhìn nhận. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo